Dự đoán những đặc điểm của xe tăng bí mật thế hệ 4 “Armata” T -14

Phát triển xe tăng mật danh Armata chủ lực của quân đội Nga được khởi động từ năm 2010 khi có lệnh dừng phát triển"Object-195" (T-95)) của Bộ Quốc phòng Liên bang. Tập đoàn "NPK" Uralvagonzavod"(DC) nhận nhiệm vụ - năm 2015 Armata phải được đưa vào sản xuất hàng loạt.
Xe tăng Armata - phiên bản thiết kế dựa trên phát triển của T -95 "Object - 195"
Xe tăng Armata - phiên bản thiết kế dựa trên phát triển của T -95 "Object - 195"

Thân xe hạng nặng đa năng mật danh “Armata” – thân xe bánh xích tiên tiến thế hệ thứ 4 của tăng thiết giáp nước Nga được tập đoàn Uralvagonzavod phát triển từ năm 2009 – 2010. Trên cơ sở của thân xe đa năng “Armata” sẽ phát triển xe tăng chủ lực, xe thiết giáp hạng nặng chủ lực, xe yểm trợ hỏa lực tăng thiết giáp, xe kỹ thuật cứu kéo chiến trường, pháo tự hành và các phương tiện hạng nặng khác. Nói chính xác hơn, Armata là thân xe đa dụng hạng nặng dành cho tất cả các phương tiện thiết giáp bánh xích có khối lượng từ 30 đến 65 tấn tương tự như  GCV của Mỹ.

Xe tăng T-14 Armata hoặc Т-99 "Prioritet" sẽ được triển khai từ năm 2015 đến 2020. Lực lượng vũ trang Nga sẽ nhận khoảng 2,3 nghìn chiếc.

Một trong những mẫu thiết kế xe tăng Armata, được công bố trên báo"Military-Industrial Courier" số 42 (459) ngày 24 tháng 10 năm 2012.

Bộ quốc phòng Nga không đặt hàng thêm xe tăng T-90 mà đợi kết thúc sự phát triển của thế hệ xe tăng mới của Uralvagonzavod (tăng Armata), trong thời điểm này Bộ quốc phòng muốn duy trì năng lực sẵn sàng chiến đấu của lực lượng tăng, thiết giáp bằng giải pháp tiếp tục hiện đại hóa các xe tăng T-72 (phiên bản xe tăng tốt nhất của những thập niên cuối thế kỷ 20). Các chiến sĩ xe tăng Nga sẽ phải đợi xe mới trong khoảng 3 năm nữa. Hiện Bộ Quốc phòng đã ký với “Uralvagonzavod” hiện đại hóa 170 xe tăng T-72 với tổng giá trị là 6 tỷ Rúp

Nguồn: www.rg.ru Infographics xe tăng "Armata"

Những thông số về tính năng kỹ chiến thuật của xe tăng thế hệ mới và dòng xe “Armata” được giữ bí mật tuyệt đối. Nhưng phân tích và thống kê những phát triển công nghệ và các thông tin từ những nguồn tin mở cho phép phác thảo về một mô hình xe trong tương lai.

Cấu trúc thân xe

 

Sơ đồ cấu trúc xe tăng "Armata" dựa trên quan điểm phát triển T-90, tác giả Aaron Sheps

Mục đích phát triển thế hệ xe mới “Armata”, xây dựng cho tất cả các loại xe tăng thiết giáp, xe máy công trình quân sự hạng nặng một thân xe có chung cấu trúc về hệ thống chuyển động, hệ thống truyền động lực, hệ thống điều khiển chung thân xe, hệ thống mạng điện thân xe, hệ thống đảm bảo sự sống. Cấp độ đồng bộ hóa thân xe như vậy, cho đến nay chưa từng có trong bất cứ hệ thống vũ khí trang bị nào trên toàn thế giới.

Đồng thời, cũng cần nhận thấy rằng, có hai phương án truyền thống cấu trúc thân xe tăng thiết giáp: Khoang động lực và hệ thống truyền động lực nằm ở phía trước hoặc phía sau thân xe (E & P hoặc ZMTO).

Hệ thống giảm xóc giá treo của ‘Armata’ có 7 đôi bánh xe, được điều khiển bằng các cụm giảm xóc thủy lực dạng cánh cản, cơ cấu quay dạng bánh răng hành tinh với hộp số thủy lực 12 số tự động với cơ cấu chuyển số tay, bộ ly hợp thủy lực đóng. Các bộ phận điều khiển xe bao gồm: tay lái xe. Tay số, bàn đạp gas và bàn đạp phanh.

Trên xe tăng tương lai “Armata” bắt buộc phải có hệ thống ICS thân xe – hệ thống điều khiển thân xe kỹ thuật số – “thân xe số”. Với sự hỗ trợ của ISC tiến hành khởi động xe và điều khiển, kiểm tra, điều chỉnh các bộ phận, hệ thống bảo vệ thân xe và các nội hàm khác…Có nghĩa là trong trường hợp có ban hoặc hỏng hóc, hệ thống ICS sẽ thông báo kết quả test và đưa ra những nhận định về các giải pháp tiếp theo. Hệ thống điều khiển thân xe kỹ thuật số được thiết kế trên công nghệ số mới nhất và các chi tiết phần cứng đều được sản xuất trong nước.

Đạn các loại trong cấu trúc xe tăng mới nằm trong thùng chứa dạng module đặc biệt. Phương pháp tiếp cận này cho phép gia tăng khả năng sống còn của xe, ngăn chặn nguy cơ kích nổ đạn pháo tăng trong trường hợp đạn chống tăng đối phương đánh trúng thân xe.

Đạn pháo tăng “Armata” sẽ bao gồm các loại đạn tiêu chuẩn như: đạn nổ phá mảnh, đan xuyên giáp dưới cỡ, đạn nổ lõm, đồng thời sẽ được trang bị các loại tên lửa mặt đất với hệ thống dẫn đường tích hợp quang – điện tử, hồng ngoại và dẫn đường vệ tinh, tên lửa đất đối không. Thực tế sẽ không phải đơn thuần là xe tăng, mà là xe thiết giáp tổ hợp hỏa lực chiến thuật bao gồm tổ hợp tên lửa chiến thuật, tổ hợp phòng không tầm thấp, tổ hợp trinh sát điện tử và chỉ thị mục tiêu, xe tăng.

Xe tăng “Armata” sẽ được lắp đặt các radars mặt đất công nghệ tương tự như công nghệ radars trên máy bay chiến đấu T-50. Theo nhiệm vụ kỹ thuật của Bộ công thương, Armata phải được trang bị radar mảng pha (APPA)K-band có dải tần số (26,5-40 GHz) được thiết kế theo công nghệ Keramic nhiệt độ thấp.

Thân xe được lắp nhiều camera quay video. Các camera cho phép kíp xe có thể quan sát không gian xung quanh xe. Nếu cần thiết, có thể thực hiện phóng to màn hình nhằm quan sát chi tiết mục tiêu. Kính quan sát có sử dụng công nghệ ảnh nhiệt và hồng ngoại, có thể quan sát địa hình, mục tiêu trong mọi điều kiện chiến trường (ngày đêm, gió bụi, độ ẩm cao và nhiệt độ thấp).

Anten mảng pha có cấu trúc từ vô số các phần tử phát xung. Loại anten này cho phép thay đổi hướng quét mà không quay chảo phát xung và có độ ổn định trong khai thác sử dụng rất cao, trong tình huống một vài phần tử bị hỏng hay bị phá hủy cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến công suất thu phát hoặc làm biến dạng chùm tia quét. Một radar như vậy vô cùng cần thiết cho xe tăng, thiết giáp trong tác chiến tấn công hay phòng ngự. Có hai phương án sử dụng radar. Thứ nhất, trong tổ hợp điều khiển hỏa lực hoặc trong tổ hợp phòng thủ chủ động. Trong biên chế của tổ hợp này có anten nhằm phát hiện các đầu đạn diệt tăng đang tiếp cận. Radar (APPA) xác định tọa độ, thông số của đầu đạn và xe tăng sẽ khai hỏa các phương tiện phòng thủ tiêu diệt nguy cơ.

Hệ thống có khả năng cùng một lúc theo dõi 40 mục tiêu cơ động và đến 25 mục tiêu bay, một khả năng mà không có một radar mặt đất nào trên thế giới có thể thực hiện được. Hệ thống sẽ kiểm soát một không gian có bán kính đến 100 km và có thể ở chế độ tự động tiêu diệt các mục tiêu có kích thước nhỏ đến 0,3 m.

Giáp

Thép xe tăng mác (44С-св-Ш) (44S-sv-Sh) phát triển bởi OJSC"NII Steel"sẽ được sử dụng cho xe tăng “Armata” Sử dụng loại thép mới này trên xe tăng sẽ cho phép giảm hàng trăm kg thân xe, thép có thể sử dụng để làm các tấm thiết giáp hoặc làm vật liệu cấu trúc các bộ phận trên xe.

 

Đây là một mẫu thép 44S-sv-Sh có độ dày 25mm sau lần thử nghiệm bằng đạn xuyên giáp B32 12,7mm. OJSC"NII Steel"

Loại thép mới được đặt hàng theo nhiệm vụ kỹ thuật của Giao thông vận tảiKỹ thuậtPhòng thiết kếkỹ thuật Giao thông vận tải Uraltrong tập đoàn"NPK" Uralvagonzavod", trong vai trò của người đặt hàng.Thử nghiệm và phát triểncông nghiệp sản phẩm thuộc vềmột trong những cơ sở hàng đầu (flagships) của ngành luyện kim Nga-Volgograd Steel Works "Red October", cũng là thành viên trong cơ cấu của"Uralvagonzavod"

Mặc dù độ cứng bề mặt không thua sút 54 HRC, nhưng độ dẻo của thép vẫn tương đương với những loại thép xám có độ cứng 45-48 HRC. Chính yếu tố kỹ thuật này cho phép giảm đi 15% độ dày của thiết giáp và tất nhiên, toàn bộ kết cấu thiết giáp của loại thép mới này vẫn giữ nguyên được những tính chất kỹ thuật bảo vệ và khả năng sống còn ở nhiệt độ thông thường.

Thép 44C-SV-W được gắn mã "O",  giai đoạn phát triển công nghiệp, dựa trên kết quả nghiên cứu, các nhà phát triển và người đặt hàng và nhà sản xuất giải quyết hàng chục vấn đề công nghệ và tổ chức kỹ thuật.

Phía trước được thiết kế tấm thiết giáp tổng hợp đa lớp, có thể chịu được các đòn tấn công trực tiếp bất kỳ loại đạn ngày nay – đạn xuyên dưới cỡ, đạn uraniom và đạn nổ lõm.

Động lực

Động lực thân xe là động cơ diesel turbo-piston 1.200 mã lực A-85-3A (đôi khi được gọi là 2A12-3, 12CHN15 / 16 hoặc 12N360) đối với giải pháp đặt phía trước hoặc đặt phía sau thân xe. Dự trữ giờ hoạt động là 2000 giờ. Khối lượng có thể đạt tới là 5 tấn. Dung tích động cơ đạt đến 4m3

Động cơ turbo-piston có khả năng nâng cấp, hiện đại hóa. Theo kích thước, khối lượng và các thông số kỹ thuật, động cơ mới này có những tính năng tốt hơn nhiều so với các hệ thống động lực –  truyền động lực. Công suất danh định động cơ phải từ 1500 mã lực đến 1200 mã lực giới hạn, điều đó gia tăng dự trữ giờ máy.

Phòng thiết kế Chelyabinsk GSKB "Transdizel" đã phát triển động cơ và nguyên mẫu động cơ này sẽ được sản xuất dây chuyền tại nhà máy máy chế tạo máykéo Chelyabinsk. Động cơ diesel bốn thì, định hình X, 12 xi-lanh tuabin khí tăng áp và làm mát giai đoạn giữa bằng không khí, động cơ làm mát bằng nước, động cơ diesel 12N360 đã vượt qua tất cả các thử nghiệm, từ dự trữ giờ máy đếnchạy thử tải đã được thử nghiệm từ năm 2011. 

 

Đông cơ diese 4 thì, định dạng chữ Х , 12 xilanh 12N360

Thông số tính năng kỹ thuật động cơ  А-85-3А (12N360) đối với xe tăng tiên tiến Armata:

  • Động cơ 4 thì, định dạng chữ X, 12 xi lanh tuabin khí tăng áp và làm mát không khí giai đoạn giữa.
  • Hệ thống tạo hỗn hợp khí – phun nhiên liệu trực tiếp
  • Công suất động cơ không tải ở đầu vào và đầu ra, kW (mã lực) - 1103 (1500)
  • Tần số vòng quay, s-1 (vòng/phút) - 33,3 (2000)
  • Dự trữ mô men quay, % - 25
  • Tỷ suất tiêu hao nhiên liệu, g / kWh (g / hp-h)- 217,9 (160)
  • Khối lượng, kg - 1550
  • Công suất riêng kW / kg (hp / kg) - 0,74 (1,0)
  • Tỷ suất công suất khối lượng kW /kg (hp / kg) - 1026 (1395)
  • Tỷ suất khối lượng kg/kW - 1,32
  • Dài, mm - 813
  • Rộng, mm - 1300
  • Cao, mm - 820

Động cơ  12N360 – là động cơ mới được chế tạo, nhưng hoàn toàn không phải là động cơ trên giá thử nghiệm, mà đã được lắp trên xe tăng thử nghiệm tiên tiến “Object 195”, vượt qua mọi thử nghiệm cấp quốc gia. Đối với hệ thống động lực và động cơ, không có nhận xét “-“ nào, dủ thử nghiệm rất khó khăn khắc nghiệp.

Pháo tăng

Từ những thông tin về việc Bộ quốc phòng loại trừ khả năng đưa vào biên chế xe T-95 với pháo tăng 152mm, gần như chắc chắn là thế hệ xe mới sẽ sử dụng pháo 125 mm.  Cách đây không lâu, pháo tăng chủ lực trong tăng thiết giáp Nga được cho là pháo 2А46М. Phiên bản nâng cấp hiện đại hóa gần đây nhất 2А46М-5 cho độ chính xác của phát băn tăng 15-20% , tổng tản mát đạn giảm xuống đến 1,7 lần. Nhờ có những hoàn thiện chi tiết pháo tăng đã có khả năng bắn đạn xuyên giáp dưới cỡ tăng cường độ cứng.

Pháo nòng trơn của phương Tây tốt nhất là pháo tăng L55 cỡ nòng 120 mm 55 calibers của xe tăng Leopard 2A6. So sánh với pháo tăng 120 mm nòng trơn L-44, chiều dài đường nòng của L-55 tăng thêm 130 cm.

Sử dụng các loại đạn DM-53 và DM-63 có những tính năng kỹ thuật xuyên giáp rất cao. Mặc dù người Đức khác với người Mỹ không sử dụng vật liệu cho lõi xuyên là uraniom làm nghèo.

Theo truyền thống, khi chế tạo xe tăng chủ lực trên thân xe đa dụng được đồng bộ hóa, một trong những sự quan tâm chủ chốt sẽ là đảm bảo các tính năng vượt trội của sức mạnh hỏa lực. Năm 2000 ở nước Nga đã chế tạo pháo tăng 125 mm 2А82. Đến mùa thu năm 2006, từ phiên bản mẫu và hai mẫu thử nghiệm đã lần lượt thử nghiệm 787, 613 và 554 phát bắn.

Hệ thống giá pháo tự động và mạ crom từng phần nòng pháo cho phép pháo tăng có thể bắn tất cả các loại đạn đang sử dụng và có thể phát triển trong tương lai. Theo các thông số kỹ thuật của 2A82 vượt trội hơn tất cả các pháo tăng đã có từ 1,2-1,25.

Năng lượng đẩy của 2А82  gấp 1,17 mạnh hơn so với pháo tăng -120mm của xe tăng Leopard 2A6 nhưng đường nòng lại ngắn hơn khoảng 60 cm.

Pháo tăng 2А46М và 2А82 

Pháo có độ chính xác cao 2А46М-5

Pháo tăng 2А46М-5 và những đặc điểm kỹ thuật của pháo.

Ổ bi trục kết nối giá pháo với tháp pháo là ổ bi đũa hình côn có chốt hãm quay ngược vào bên trong. Trục giá đỡ pháo gắn liền với ốp lót nòng pháo, phần họng ốp lót giá đỡ nòng pháo được kéo dài thêm 160 mm. Trên phần họng của ốp lót giá đỡ nòng pháo được gia cố thêm 2 bộ phận hãm định vị nòng pháo, cả 2 bộ ốp lót nòng pháo được chế tạo hình lăng trụ. Những giải pháp kỹ thuật đã nêu khiến nòng pháo giảm rung giật ngang đến mức tối thiểu, từ đó triệt tiêu độ tản mát đến 15% theo các bảng bắn truyền thống.

Nòng pháo 2А82 đối với Armata được hiện đại hóa và kéo dài đến 7 m. Để xác định độ cong vênh nòng pháo khi bắn phần trên họng súng có lắp bộ phận phản xạ để tính toán độ cong vênh nòng súng. (UUI). Hệ thống máy tính kỹ thuật số sẽ đo các thông số cần thiết như độ ẩm không khí, độ ẩm thuốc đạn, độ cong vênh nòng súng, tốc độ gió, tầm bắn, loại đạn, độ cong vênh nòng súng, các thông số ảnh hưởng đến phần tử bắn và các thông số khai thác sử dụng để đưa ra các phần tử bắn trên máy tính đường đạn, đảm bảo độ chính xác cao nhất của phát bắn

Đối với loại súng mới này cũng có một chút thay đổi về khung hình thiết bị nạp đạn tự động, nhưng nó cũng không khác thiết bị nạp đạn tiêu chuẩn quá nhiều.

Hình dạng chung của bộ phận nạp đạn tự động AZ 2А46М-5 và 2А82.

Pháo tăng 2А82 sử dụng các loại đạn xuyên giáp dưới cỡ “Vakuum-1” có chiều dài đến 900mm. Đạn nổ phá mảnh “Telnhik” kích nổ trên quỹ đạo đường đạn và tên lửa chống tăng bắn qua nòng pháo 3UBК21 "Sprinter ". Những loại đạn mới này cũng có thể được nâng cấp trong tương lai. Các loại đạn mới cho pháo tăng  2А82 của xe Т-14 vượt qua các thử nghiệp cấp quốc gia và được tiếp nhận vào biên chế đạn tiêu chuẩn dành cho pháo tăng. Hiện các loại đạn mới đã được đại diện của Bộ quốc phong xác nhận và định hướng sản xuất dây chuyền cung cấp cho lực lượng vũ trang. Khi các xe tăng T-14 và thân xe đa dụng “Armata” đưa vào chế tạo, các loại đạn này sẽ được sử dụng để chuẩn bị cho huấn luyện.

Người Đức trên cơ sở của Rh120L55 đã thiết kế pháo điện hóa nhiệt (có giải pháp phóng đạn như vậy). các nhà thiết kế Nga cũng đang phát triển giải pháp phóng đạn này. Trong khuôn khổ nghiên cứu của NIR (nghiên cứu phát triển giải pháp) đã đưa ra mật danh “Livsa” và “Livsa-M” tiến hành các thí nghiệm phóng đạn điện hóa nhiệt. Các thí nghiệm cho kết quả khả quan và các nhà thiết kế đang định hướng phóng đạn bằng giải pháp này cho pháo tăng 2А82.

Theo truyền thống pháo tăng 2А82 đang được sản xuất hàng loạt tại nhà máy “Zavod №9 "ở Yekaterinburg.  

Súng máy

Súng máy 7,62-mm PKTM (6P7К) nằm ngoài tháp pháo trên bệ giá lắp riêng biệt, kết nối song song bằng bộ phận các thanh dẫn động với pháo tăng. Đạn sẵn sàng chiến đấu trong hộp đạn là 1000 viên, cơ số dự trữ 1000 viên trong hộp dự trữ đuôi tháp pháo. Ngoài ra, xe có súng máy phòng không 12,7mm “Kord” (6П49) gắn kết đồng bộ với màn hình quan sát của trưởng xe, hệ thống súng 12,7mm và tổ hợp quan sát của trưởng xe được ổn định theo tầm hướng. Góc tầm -10º đến  +70o.  Cơ số đạn sẵn sàng chiến đấu:  – 300 viên đạn. Cơ số dự trữ: 300 viên trong băng đạn của hộp đạn nằm trong khoang dự trữ ở đuôi tháp pháo.

Tổ hợp phòng thủ chủ động – KAZ .

Tăng, thiết giáp sử dụng thân xe Armata sẽ được lắp đặt hệ thống phòng thủ chủ động “Afganhit”- đây là tổ hợp lá chắn của những đầu đạn đặc biệt có thể chống được các loại đạn xuyên giáp và tên lửa chống tăng trên khoảng cách cận gần, không lớn hơn 15 – 20m. Đây chính là hệ thống lá chắn tên lửa và đầu đạn tầm cận gần. Hơn thế nữa, tổ hợp lá chắn này có khả năng ngăn chặn đầu đạn từ trên không. Tổ hợp KAZ che chắn toàn bộ bán cầu phía trước của xe, được bố trí với trục tâm là tâm của tháp pháo, đảm bảo bảo vệ chắc chắn những bộ phận quan trọng của tăng, thiết giáp.

KAZ "Afghanit" được phát triển bởi Viện thiết kế máy KBM. Từ nguồn thông tin công khai cho biết hệ thống sử dụng radar tầm ngắn bước sóng mm, giải pháp đánh chặn tầm gần và khả năng ngăn chặn được với tốc độ tối đa của đạn xuyên giáp - 1700 m / s.

Một điểm đặc biệt gây ngạc nhiên là khác với tất cả các hệ thống  phòng thủ tích cực trong nước và trên thế giới, “Afganhit” sử dụng đầu đạn đánh chặn không phải là khối nổ thông thường mà là khối nổ kiểu Hạt nhân xuyên phá, được cấp bằng sáng chế RU 2263268. Bộ phận phóng đạn bao gồm giá trục quay 3 bậc tự do, theo mặt phẳng thẳng đứng và mặt phẳng ngang. Để tăng cường khả năng đưa hạt nhân xuyên phá đến mục tiêu, các nhà thiết kế đã lắp đặt một kích hoạt lập trình cho một trong các bộ phận kích nổ lắp đặt theo dạng ma trận, bố trí phía sau của bock thuốc nổ trong đầu đạn. Từ một hướng có thể thấy, giải pháp mới này có thể rất hiệu quả khi tấn công các mục tiêu nhỏ bay với tốc độ rất cao là các đầu đạn xuyên giáp dưới cơ. Từ hướng khác, việc sử dụng  đầu đạn hạt nhân xuyên phá thay cho chùm mảnh bay ra trong không gian rộng đòi hỏi thiết bị radar và hệ thống điều khiển hỏa lực của KAZ phải thể hiện được độ chính xác rất cao trong việc xác định tọa độ, tốc độ và hướng bay của mục tiêu.

Một bài toán vô cùng khó đối với hệ thống phòng thủ chủ động là: đánh chặn các tên lửa động năng có tốc độ rất cao bằng các hạt nhân xuyên phá có tốc độ từ 2500 đến 3000 m/s. Nếu lấy thời gian phản ứng của hệ thống KAZ “Zaslon” là 0,001s thì giới hạn đánh chặn mục tiêu được tính trên khoảng cách bán cầu phía trên có đường kính là 4 m (có tỷ lệ dôi dư). Điều đó có nghĩa là, tất cả các nguy cơ tiềm năng như đầu đạn, tên lửa, đạn phóng lựu chống tăng, bay trên nắp tháp pháo dưới độ cao tiêu chuẩn, đều phải bị đánh chặn trên đường bay tiếp cận xe tăng.

Dự đoán những đặc điểm của xe tăng bí mật thế hệ 4  “Armata” T -14 ảnh 12

Đầu đạn hạt nhân xuyên phá 

Hoạt động của hệ thống phòng thủ tích cực “Afganhit” với đầu đạn hạt nhân xuyên phá, Nguồn : http://www.technonavigator.com/.

Radar anten mảng pha dải tần mm và block điều khiển điện tử (được lắp bộ vi xử lý đa nhân hiệu năng cao) của hệ thống phòng thủ chủ động cần phải phát hiện và theo dõi rất nhiều các mục tiêu nguy hiểm, bao gồm cả đạn tandem, đạn phân tách thành các thành phần khác nhau khi tiếp cận xe tăng, thiết giáp trong khoảng không gian gần với giới hạn đánh chặn đồng thời phải loại trừ các mục tiêu giả khi các đầu đạn vượt qua ranh giới đánh chặn.

Để có thể đánh chặn được một đòn tấn công hàng loạt các đạn chống tăng, được phóng ra từ súng tự động, cần đảm bảo hai yếu tố: Thứ nhất – khả năng cùng một lúc phóng ra nhiều đạn đánh chặn và nhịp độ phóng đạn đánh chặn phải phù hợp với loạt bắn của súng tự động. Theo bằng sáng chế RU 2263268   trên mỗi đầu đạn có lắp mắt thần hồng ngoại và bộ phận nhận tín hiệu phân tách đầu đạn, mỗi hạt nhân xuyên phá chỉ có khả năng tấn công một mục tiêu riêng biệt không trùng lặp. Do đó, cũng theo mô tả của sáng chế, những yếu tố cơ bản như số lượng mục tiêu và tốc độ bắn đã được giải quyết.

Hệ thống giáp phản ứng nổ

Trên thành của tháp pháo được lắp đặt  ba block giáp phản ứng nổ mỗi bên. Các bộ giáp phản ứng nổ được thiết kế tương tự như bộ giáp được Viện nghiên cứu thép “NII steel." Các blocks là các hộp containers lắp đặt bên trong các thành phần của giáp phản ứng nổ, được phân thành từng lớp , được ngăn cách bằng các lớp lót phụ. Các hộp containers có thể được lắp đặt cố định, những các thành phần giáp phản ứng nổ có thể được lặp đặt chỉ trong điều kiện khai thác sử dụng, có nghĩa là trong tình huống sẵn sàng chiến đấu.

Trên tấm chắn xích, nhằm bảo vệ sườn thân xe mỗi bên đặt 7 hộp containers giáp phản ứng nổ có cấu trúc tương tự như giáp phản ứng nổ đặt trên tháp pháo. Các block được đặt trên các vị trí không có các tấm màn chắn phản ứng nổ tiêu chuẩn che chắn của cả hai bên thành xe.

Gia tăng khả năng chịu đựng khu vực phía trước thân xe được thực hiện bằng các lớp lá chắn phản ứng nổ, trên mỗi tấm lá chắn được lắp thêm các block phản ứng nổ, có kích thước mỏng hơn so với các tấm còn lại trên thân xe. Các block giáp phản ứng nổ, được sử dụng để lắp đặt trên thân sườn xe là dạng cơ động, có thể tháo ra được và chỉ được lắp vào trong trường hợp xe tham gia chiến đấu.

Phần phía sau của xe tăng được bảo vệ bằng các tấm chắn chấn song lá thép, những tấm chắn này được lắp đặt phía sau tháp pháo và đuôi xe. 

Các block giáp phản ứng nổ, được lắp đặt trên thân xe và các tấm lá chắn bằng chấn song lá thép lắp ở sau tháp pháo và đuôi xe chỉ được lắp đặt trên xe trong trường hợp tiến hành những hoạt động tác chiến đặc biệt (chiến đấu trên đường phố), Tổng số các bộ phận của giáp phản ứng nổ và lưới chấn song lá thép có khối lượng khoảng 1 tấn, do đó cần lắp đặt các bộ phận này lên xe chỉ trong tình huống bổ xung các thiết bị bảo vệ tăng cường này không ảnh hướng đến khả năng cơ động tác chiến của tăng thiết giáp. Ví dụ như trong chiến tranh đường phố, xe tăng không thể cơ động nhanh được do địa hình phức tạp.

Hệ thống điều khiển hỏa lực.

Tổ hợp kính ngắm:

  • Kính ngắm chính của pháp thủ số 1 đa kênh với kênh quang học, kênh ảnh nhiệt, đo xa laser tích hợp với kênh laser điều khiển.
  • Tỷ lệ phóng to trường nhìn  - 4; 12.
  • Tầm xa phát hiện mục tiêu xe tăng địch trong kênh quang học, m – đến 5000.
  • Tầm xa phát hiện mục tiêu xe tăng qua kênh quang ảnh nhiệt, m đến 3500.
  • Đo xa laser, m - 7500.
  • Kính ngắm trưởng xe tầm nhìn toàn cảnh tích hợp với màn hình kênh video và kênh ảnh nhiệt, đo xa laser.
  • Tầm xa phát hiện mục tiêu xe tăng qua kênh video, m đến 5000.
  • Tầm xa phát hiện mục tiêu xe tăng ban đêm qua kênh ảnh nhiệt, m đến 3500.
  • Kính ngắm nhị trùng liên kết với đường ngắm chính pháo tăng.
  • Tầm xa kính trưởng xe phát hiện mục tiêu xe tăng, m:
    • Ban ngày đến m, 2000,
    • Thiếu ánh sáng m 1000.
  • Máy tính đường đạn với tập hợp các cảm biến khí tượng và địa hình cảm biến tính toán độ cong nòng súng kỹ thuật số.
  • Thực hiện chế độ tự động theo dõi mục tiêu không phụ thuộc từ vị trí pháo thủ số 1 hoặc vị trí trưởng xe theo chế độ “người đi săn là người bắn”.
  • Ổn định vũ khí thực hiện trên hai mặt phẳng, cơ cấu dẫn động ổn định là cơ điện ổn định hướng và điện thủy lực ổn định tầm.

Kích thước thân xe theo dự kiến lấy từ bức ảnh được cho là của xe tăng Armata

Các dự đoán về những thông số kỹ thuật tăng Armata hầu hết dựa trên những nguồn thông tin mở rời rạc, liên quan đến các trang thiết bị xe tăng, thiết giáp tiên tiến cũng như góc nhìn khá Fantasy của các họa sĩ thiết kế. Chúng chưa có độ tin cậy cao để xác định chính xác mô hình cụ thể cũng như phương tiện trang bị thân xe. Nhưng rõ ràng những tính năng kỹ chiến thuật đã nêu vượt xa các tính năng kỹ chiến thuật của các xe tăng hiện đại nhất hiện nay.

Theo: QPAN