Covid- 19: đừng làm trẻ em hoảng sợ về dịch bệnh

VietTimes -- Với số người nhiễm và tử vong vì virus corona đang gia tăng khắp thế giới, trẻ em đang chìm ngập giữa biển thông tin đúng cũng như tin giả từ nhiều nguồn.
Bố mẹ nên sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu khi nói với con về dịch bệnh.
Bố mẹ nên sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu khi nói với con về dịch bệnh.

Vậy cha mẹ nên làm thế nào để trẻ vẫn được cập nhật tin tức nhưng không hoảng sợ?

"Con sẽ bị nhiễm bệnh phải không?"

"Trường học sẽ tiếp tục đóng cửa sao?"

"Ông hay bà có chết vì virus không ạ?"

Tin tức về virus corona đang tràn ngập mọi ngóc ngách đời sống. Và trẻ em, như mọi khi, luôn đặt ra những câu hỏi hóc búa về những gì sẽ diễn ra.

Dù nguy cơ dịch bệnh đối với người trẻ khá thấp nhưng những bài viết trên mạng xã hội và tin đồn thổi có thể khiến các em bị hoảng loạn.

Những thông tin về số người tử vong, tình trạng khan hiếm lương thực, việc đóng cửa trường học và cụm từ "đại dịch tiềm ẩn" được nhắc đi nhắc lại trên truyền thông có thể tăng thêm sự bất an.

Giữ bình tĩnh tĩnh

Giọng điệu là điều quan trọng khi nói với trẻ em về vấn đề dịch bệnh, Angharad Rudkin, chuyên gia tâm lý học lâm sàng và nhà tư vấn của cuốn sách nuôi dạy con What My Child Thinking? đưa ra lời khuyên:

"Tất cả chúng ta đều thích thú với những câu chuyện rùng rợn ở một mức độ nào đó, nhưng không ai muốn nghe quá nhiều về điều đó, nhất là khi chuyện đó sát sườn với mình", bà nói. "Hãy giúp con bạn không bị cảm thấy đe dọa bằng cách cung cấp thông tin cho con. Như về những cách lây lan của virus corona và cách thức giảm thiểu rủi ro, ví dụ như chơi với những bong bóng đầy màu sắc khi rửa tay."

Covid-19 là bệnh về đường hô hấp do một dòng virus corona lạ gây ra. Triệu chứng ban đầu của bệnh thường là sốt, tiếp đến là ho khan. Sau đó khoảng một tuần, người bệnh bị khó thở và một số bệnh nhân cần điều trị tại bệnh viện.

Các y bác sĩ vẫn chưa biết chắc chắn cách thức lây nhiễm của virus từ người sang người. Nhưng dòng virus tương tự thường truyền qua những giọt rơi từ cơ thể, chẳng hạn như hạt nước bắn ra khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi.

Theo bác sĩ Rudkin, điều cần thiết là nói chuyện với trẻ về những điều chúng có thể kiểm soát, chẳng hạn như vứt khăn giấy và cách vệ sinh cá nhân, thay vì nói đến những thứ chúng không thực hiện được.

Sau khi giải thích xong với con, bố mẹ nên chuyển qua chủ đề "không nghiêm trọng, không đe dọa chẳng hạn như bữa trưa của con ăn gì hay đội bóng nào sẽ giành chiến thắng tối nay", bà nói thêm.

Virus có thể sớm gây ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Chính phủ Anh cho biết họ đã chuẩn bị kế hoạch trong trường hợp có tới 1/5 số công nhân có thể nghỉ ốm lúc dịch đến đỉnh điểm và trường học có thể bị đóng cửa.

Vấn đề lấn cấn khi giải thích cho trẻ là chúng ta khó đoán biết trước chuyện gì sẽ xảy đến. Mặc dù ở giới hạn nào đó, nhiều bằng chứng chỉ ra rằng trẻ em nhiễm Covid-19 có xu hướng biểu hiện các triệu chứng nhẹ.

Hà Nội họp công bố 1 ca nhiễm vius corona
Hà Nội họp công bố 1 ca nhiễm vius corona

Trong khi bố mẹ thường có kinh nghiệm trong việc lý giải về các mối đe dọa toàn cầu như chiến tranh, khủng bố và biến đổi khí hậu thì trẻ em trước tuổi vị thành niên vẫn đang phát triển năng lực đánh giá rủi ro, Tiến sĩ Rudkin nói. Vì vậy, điều quan trọng là tìm hiểu mức độ lo lắng của trẻ đối với virus corona là gì.

"Hãy hiểu rằng bạn không biết tất cả câu trả lời nhưng những người đưa ra quyết định thường nắm đủ thông tin họ cần."

Ngược lại, phụ huynh nên được thông tin càng nhiều càng tốt trước khi giải thích cho con cái, bao gồm cả việc cập nhật lời khuyên chính thức, Tiến sĩ Rudkin nói.

Trong trường hợp trẻ bị nhiễm virus corona, bố mẹ không nên nghiêm trọng hóa những rủi ro đối với sức khỏe của chúng.

"Bố mẹ có thể nói với con rằng "cảm giác hơi giống bệnh cúm", để trẻ không thấy bệnh đáng sợ như chúng nghĩ", Jon Gilmartin, một nhà trị liệu ngôn ngữ tại tổ chức từ thiện giao tiếp trẻ em I Can, nói.

Người già và người có sẵn bệnh là đối tượng dễ bị mắc nhiễm và tử vong cao do virus corona. Điều này có thể khiến trẻ lo lắng cho ông bà, người thân hay bạn bè lớn tuổi.

Tiến sĩ Rudkin khuyên bố mẹ có thể dùng lập luận "Ai cuối cùng cũng sẽ chết nhưng điều đó sẽ không xảy đến cho đến khi chúng ta thực sự, thực sự già".

Dùng ngôn ngữ dễ hiểu

"Chúng ta có thể nói về bệnh dịch bằng một chút hài hước, bằng nụ cười hay những cái chạm nhẹ. Điều đó giúp con trẻ không rơi vào cái hố không cần thiết, cho tới khi chúng 13 tuổi", bà nói thêm. "Hãy trấn an con bạn rằng các thành viên gia đình đều khỏe mạnh và bạn sẽ tiếp tục làm mọi thứ để giữ cho mọi người, kể cả ông bà được an toàn."

Khả năng xử lý những thông tin phức tạp và đáng lo ngại của trẻ phát triển dần theo độ tuổi. Vì vậy cách bố mẹ đối thoại với trẻ ba tuổi rất khác so với việc đối thoại với trẻ vị thành niên - và nó bao gồm cả việc phán xét cá nhân.

Ông Gilmartin đề xuất bố mẹ nên sử dụng "ngôn ngữ đơn giản" cho mọi lứa tuổi và cho để trẻ hỏi "tất cả mọi câu hỏi" để trẻ có cảm giác mình đang được lắng nghe.

Trẻ em, cũng như các nhóm tuổi khác, tiếp cận với những câu chuyện được thêu dệt và thông tin sai lệch về virus corona qua tin đồn. Đặc biệt đối với độ tuổi thiếu niên và thanh thiếu niên trên phương tiện truyền thông xã hội.

Cách tốt nhất để tránh điều này là cung cấp "trấn an và đưa thông tin phù hợp với lứa tuổi ", Tiến sĩ Rudkin nói, vì nguồn tin mà những người trẻ tin tưởng nhất là từ bố mẹ chúng.