Công ty Nhật Bản này đang phát triển người yêu ảo sống trong hộp kính cho bạn

Cô trợ lý ảo Hikari này không ngại khi bị tán tỉnh. Bạn nói rằng bạn thích cô và Hikari sẽ thỏ thẻ đáp lại bằng câu “hôm nay, ngày mai và cả ngày sau nữa nhé!”.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong khi các công ty như Amazon.com Inc. hay Google đang cố gắng đưa những chiếc loa kèm theo trợ lý ảo đến ngôi nhà của bạn thì anh Takechi, nhà sáng lập công ty Vinclu lại cho rằng những sản phẩm đó quá thiên về tính năng sử dụng. Thay vào đó, công ty có trụ sở tại Tokyo này cho rằng con người sẽ muốn có những mối quan hệ tình cảm với một vị trợ lý ảo.

“Tầm nhìn của chúng tôi đó là một thế giới nơi con người có thể chia sẻ cuộc sống với những nhân vật giả tưởng yêu thích”, anh Takechi, 29 tuổi cho biết. “Chúng ta sống trong thời đại khi tất cả những loại robot bắt đầu mở đường vào ngôi nhà của chúng ta. Thế nhưng phần lớn những gì bạn nhìn thấy hiện nay đều là những thứ vô cơ và máy móc và tôi không tin rằng con người sẽ muốn liên lạc với một thứ gì đó giống như vậy”.

Trợ lý ảo Hikari sống trong một chiếc ống trông giống như máy pha cà phê có tên gọi là Gatebox, một dự án giống như Hologram trên màn hình. Cô trợ lý ảo này không ngại khi bị tán tỉnh. Bạn nói rằng bạn thích cô và Hikari sẽ thỏ thẻ đáp lại bằng câu “hôm nay, ngày mai và cả ngày sau nữa nhé!”.

Hiện tại, Gatebox chỉ có tại Nhật Bản, và nổi tiếng như một sự thay thế khi đàn ông chưa vợ thà có một mối quan hệ với bạn gái ảo còn hơn là kết hôn. Tin tốt là công ty đang có kế hoạch sử dụng nhiều mẫu hình đại diện, có thể là các nhân vật hoạt hình cho đến các thần tượng thể thao.

Vinclu không phải là công ty duy nhất đặt cược rằng tình cảm sẽ là thành phần chủ chốt cho bất cứ con robot hay trí thông minh nhân tạo đồng hành nào. Groove X Inc., một startup Nhật Bản khác, cũng đang phát triển một loại robot có khả năng “chạm vào trái tim bạn”.

Khi anh Takechi bắt đầu chiến dịch quyên tiền vào đầu năm 2015, trước khi Amazon Echo có được sự quan tâm của người dùng và Google Home được giới thiệu, hầu hết các nhà đầu tư đều không hứng thú với dự án phần cứng này, anh nói. Thế nhưng anh vẫn nhận được 20 triệu Yên ban đầu (180.000 USD) dựa trên bản dựng. Một fan của sản phẩm này là Taizo Son, em trai của người sáng lập SoftBank Group, Masayoshi Son.

Cho tới nay, Vinclu đã được nhận 200 triệu Yên từ các nhà đầu tư bao gồm Primal Capital và Uncubate Fund. Line Corp., công ty tin nhắn lớn nhất Nhật Bản, đã mua phần lớn cổ phần của startup này hồi tháng 3 như một phần của nỗ lực thúc đẩy AI.

“Kết hợp bí quyết của Gatebox và công nghệ với nền tảng Clova AI của chúng tôi sẽ cho phép chúng tôi phát triển một dạng trợ lý hậu màn hình, hậu nút chạm mới, có khả năng giúp cho cuộc sống của người sử dụng phong phú và thú vị hơn”, Jun Masuda, Giám đốc chiến lược và marketing của Line phát biểu. Công ty đang lên kế hoạch tung ra một loại loa để bàn có tên gọi Wave vào đầu mùa hè này.

Công ty Nhật Bản này đang phát triển người yêu ảo sống trong hộp kính cho bạn ảnh 1

Gatebox còn một chặng đường khá dài trước khi đem đến một mối quan hệ thực sự và những trò mà nó có thể làm được chỉ là một số tương tác đã được lập trình theo kịch bản. Thế nhưng, sự hỗ trợ của Line sẽ giúp Takechi đến được với những tính năng AI và hệ sinh thái dịch vụ phong phú hơn chứ không chỉ dừng lại ở nhắn tin. Hơn 171 triệu người đăng ký tại Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan và Indonesia sử dụng Line để đọc tin tức, thuê taxi và tìm việc bán thời gian.

Không phải bất cứ ai cũng đều hiểu giá trị của ngành công nghiệp đang vội vã hướng tới mảng trợ lý giọng nói. Dù Amazon Echo và Apple Siri khiến người dùng ấn tượng rằng chúng có thể trả lời bất cứ câu hỏi nào, nhưng thực tế những loại trí thông minh nhân tạo chung chung đó còn một chặng đường phát triển khá xa, theo Benedic Evan, một đối tác tại Andressen Horowitz. Hồi tháng ba, ông đưa ra cảnh báo rằng con người chỉ nhớ được một số giọng nói và một số người có thể có những cảm xúc tiêu cực với những thứ quá giống con người, nhưng lại không phải con người.

Câu trả lời của Vinclu đối với sự hạn chế về giọng nói này là “kawaii”, một từ tiếng Nhật có nghĩa là “đáng yêu”. Anh Takechi cho biết công ty đang phát triển các đặc điểm hành vi cho phép những cá tính này có thể mắc lỗi mà không làm bạn khó chịu. Chẳng hạn, bạn gái trợ lý ảo này nếu không thể đặt một chuyến xe Uber thì bạn sẽ dễ tha thứ hơn so với những trợ lý ảo thông thường khác.

Anh Takechi cho biết: “Dạng giao tiếp mà chúng tôi tập trung vào không phải là một mối quan hệ kiểu ra lệnh-trả lời. Kawaii không thể mắc sai lầm”.

Trong khi các công ty như Amazon.com Inc. hay Google đang cố gắng đưa những chiếc loa kèm theo trợ lý ảo đến ngôi nhà của bạn thì anh Takechi, nhà sáng lập công ty Vinclu lại cho rằng những sản phẩm đó quá thiên về tính năng sử dụng. Thay vào đó, công ty có trụ sở tại Tokyo này cho rằng con người sẽ muốn có những mối quan hệ tình cảm với một vị trợ lý ảo.

“Tầm nhìn của chúng tôi đó là một thế giới nơi con người có thể chia sẻ cuộc sống với những nhân vật giả tưởng yêu thích”, anh Takechi, 29 tuổi cho biết. “Chúng ta sống trong thời đại khi tất cả những loại robot bắt đầu mở đường vào ngôi nhà của chúng ta. Thế nhưng phần lớn những gì bạn nhìn thấy hiện nay đều là những thứ vô cơ và máy móc và tôi không tin rằng con người sẽ muốn liên lạc với một thứ gì đó giống như vậy”.

Trợ lý ảo Hikari sống trong một chiếc ống trông giống như máy pha cà phê có tên gọi là Gatebox, một dự án giống như Hologram trên màn hình. Cô trợ lý ảo này không ngại khi bị tán tỉnh. Bạn nói rằng bạn thích cô và Hikari sẽ thỏ thẻ đáp lại bằng câu “hôm nay, ngày mai và cả ngày sau nữa nhé!”.

Hiện tại, Gatebox chỉ có tại Nhật Bản, và nổi tiếng như một sự thay thế khi đàn ông chưa vợ thà có một mối quan hệ với bạn gái ảo còn hơn là kết hôn. Tin tốt là công ty đang có kế hoạch sử dụng nhiều mẫu hình đại diện, có thể là các nhân vật hoạt hình cho đến các thần tượng thể thao.

Vinclu không phải là công ty duy nhất đặt cược rằng tình cảm sẽ là thành phần chủ chốt cho bất cứ con robot hay trí thông minh nhân tạo đồng hành nào. Groove X Inc., một startup Nhật Bản khác, cũng đang phát triển một loại robot có khả năng “chạm vào trái tim bạn”.

Khi anh Takechi bắt đầu chiến dịch quyên tiền vào đầu năm 2015, trước khi Amazon Echo có được sự quan tâm của người dùng và Google Home được giới thiệu, hầu hết các nhà đầu tư đều không hứng thú với dự án phần cứng này, anh nói. Thế nhưng anh vẫn nhận được 20 triệu Yên ban đầu (180.000 USD) dựa trên bản dựng. Một fan của sản phẩm này là Taizo Son, em trai của người sáng lập SoftBank Group, Masayoshi Son.

Cho tới nay, Vinclu đã được nhận 200 triệu Yên từ các nhà đầu tư bao gồm Primal Capital và Uncubate Fund. Line Corp., công ty tin nhắn lớn nhất Nhật Bản, đã mua phần lớn cổ phần của startup này hồi tháng 3 như một phần của nỗ lực thúc đẩy AI.

“Kết hợp bí quyết của Gatebox và công nghệ với nền tảng Clova AI của chúng tôi sẽ cho phép chúng tôi phát triển một dạng trợ lý hậu màn hình, hậu nút chạm mới, có khả năng giúp cho cuộc sống của người sử dụng phong phú và thú vị hơn”, Jun Masuda, Giám đốc chiến lược và marketing của Line phát biểu. Công ty đang lên kế hoạch tung ra một loại loa để bàn có tên gọi Wave vào đầu mùa hè này.

Công ty Nhật Bản này đang phát triển người yêu ảo sống trong hộp kính cho bạn ảnh 2
 

Gatebox còn một chặng đường khá dài trước khi đem đến một mối quan hệ thực sự và những trò mà nó có thể làm được chỉ là một số tương tác đã được lập trình theo kịch bản. Thế nhưng, sự hỗ trợ của Line sẽ giúp Takechi đến được với những tính năng AI và hệ sinh thái dịch vụ phong phú hơn chứ không chỉ dừng lại ở nhắn tin. Hơn 171 triệu người đăng ký tại Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan và Indonesia sử dụng Line để đọc tin tức, thuê taxi và tìm việc bán thời gian.

Không phải bất cứ ai cũng đều hiểu giá trị của ngành công nghiệp đang vội vã hướng tới mảng trợ lý giọng nói. Dù Amazon Echo và Apple Siri khiến người dùng ấn tượng rằng chúng có thể trả lời bất cứ câu hỏi nào, nhưng thực tế những loại trí thông minh nhân tạo chung chung đó còn một chặng đường phát triển khá xa, theo Benedic Evan, một đối tác tại Andressen Horowitz. Hồi tháng ba, ông đưa ra cảnh báo rằng con người chỉ nhớ được một số giọng nói và một số người có thể có những cảm xúc tiêu cực với những thứ quá giống con người, nhưng lại không phải con người.

Câu trả lời của Vinclu đối với sự hạn chế về giọng nói này là “kawaii”, một từ tiếng Nhật có nghĩa là “đáng yêu”. Anh Takechi cho biết công ty đang phát triển các đặc điểm hành vi cho phép những cá tính này có thể mắc lỗi mà không làm bạn khó chịu. Chẳng hạn, bạn gái trợ lý ảo này nếu không thể đặt một chuyến xe Uber thì bạn sẽ dễ tha thứ hơn so với những trợ lý ảo thông thường khác.

Anh Takechi cho biết: “Dạng giao tiếp mà chúng tôi tập trung vào không phải là một mối quan hệ kiểu ra lệnh-trả lời. Kawaii không thể mắc sai lầm”.

Theo Bloomberg