Thanh toán điện tử là xu hướng phát triển tất yếu. Tại Việt Nam, đã xuất hiện nhiều dịch vụ thanh toán điện tử như VNPay, Momo, SamsungPay… Nhưng tất cả các dịch vụ này đều không được người Việt tín nhiệm. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, chỉ có 50% dân số Việt Nam (khoảng 45 triệu người) sử dụng các dịch vụ trực tuyến của các ngân hàng.
Ông Thomas Dorherty cho rằng: “Thị trường thanh toán điện tử và những áp lực dành cho thị trường này sẽ quyết định yếu tố thành bại khi phát triển dịch vụ tranh toán điện tử.”
Thực tế, người Việt vẫn giữ thói quen tiêu tiền mặt đặc biệt ở các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa nơi chưa có hệ thống thanh toán của các ngân hàng. Đây là một trở ngại để phát triển công nghệ thanh toán mới tại Việt Nam.
Một trở ngại lớn khác đối với dịch vụ thanh toán điện tử là lòng tin của người dùng. Khảo sát của hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam năm 2017 cho thấy có 17% trang kinh doanh trực tuyến tồn lại lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng khiến thông tin người dùng bị xem trái phép, 8% bị sử trái phép, 8% thông tin giao dịch có thể xem và 8% dữ liệu trên máy chủ có thể xem và sử trái phép.
Ông T. Dougherty nói:
“Nếu tôi là khách hàng và bạn có công ty cung cấp về dịch vụ thanh toán điện tử này mà bạn không đáp ứng được nhu cầu về an ninh cần thiết. Tôi sử dụng dịch vụ của bạn để thanh toán và bạn làm mất số tiền này thì tôi sẽ không bao giờ dùng nó nữa.
Sự phát triển của các cổng thanh toán điện tử không phụ thuộc nhiều vào các quy định của chính phủ mà nằm ở yêu cầu và áp lực từ thị trường. Nó sẽ đòi hỏi các doanh nghiệp phải có tiêu chí nhất định để đảm bảo an ninh về dữ liệu tài chính cho người dùng."
Để phát triển thành công dịch vụ thanh toán điện tử, các doanh nghiệp phải thực hiện được tăng cường khả năng bảo mật. Ngược lại, những doanh nghiệp bạn chưa nghe tới là những doanh nghiệp chưa làm được những điều đó.”
Ông T. Dougherty cho rằng chính phủ khó có thể giúp đỡ các doanh nghiệp phát triển dịch vụ thanh toán điện tử bởi đặc tính của thị trường. Trước khi các dịch vụ này phát triển, các nhà chức trách nên sớm đặt ra để bảo vệ người dùng.
Ông cho biết thêm: “Tại Mỹ, khi phát hiện một nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử có hành vi lừa đảo và chiếm đoạt tài sản của khách hàng. Chúng tôi sẽ đóng cửa và ngay lập tức đưa ra các biện pháp xử lý hình sự đối với cá nhân thành lập doanh nghiệp vì mục đích đó.”
Đề cập về thực trạng về thanh toán điện tử tại Mỹ, ông cho biết: “Mỹ là hiện là một trong những quốc gia rất phát triển về các dịch vụ thanh toán điện tử. Khi bạn tới StarBuck, bạn có thể dùng điện thoại (đăng ký sẵn các dịch vụ e-pay) để quét mã QR và chi trả hóa đơn. Nhưng thanh toán điện tử vẫn chưa giành được sự tin cậy của đại đa số người Mỹ”.
Cá nhân ông cho rằng mặc dù các dịch vụ thanh toán điện tử như Apple Pay có những ưu điểm nổi bật khả năng thanh toán nhanh chóng. Tuy nhiên phần lớn người Mỹ vẫn tin tưởng hơn vào hình thức thanh toán qua thẻ tín dụng truyền thống. Nó là phương thức an toàn, phổ biến và dễ dàng.
Ông T. Dougherty chia sẻ, khi vợ của ông đăng ký dịch vụ Apple Pay, chính ông đã đặt ra câu hỏi: “Tại sao cần tới Apple Pay khi thẻ tín dụng vẫn là hình thức an toàn nhất và hoàn thành tốt nhiệm vụ thanh toán".
Theo ông, doanh nghiệp đang xây dựng mạng lưới thanh toán điện tử tại Việt Nam có thể học được từ bê bối rò rỉ dữ liệu nghiêm trọng của Facebook: “Nếu bạn nhìn vào sự cố đã xảy ra với Facebook. Các cá nhân và tổ chức đã khai thác lỗ hổng về các quy định về sử dụng dữ liệu. Họ (các cá nhân và tổ chức) đã lấy danh nghĩa nghiên cứu khoa học, điều được Facebook cho phép”.
Ông T. Dougherty cho rằng chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam cần có những “củng cố mạnh mẽ” các chính sách quản lý dữ liệu. Qua đó, không chỉ có thể phát triển dịch vụ thanh toán điện tử, mà còn giúp xây dựng các doanh nghiệp số vững mạnh.