Chiêm ngưỡng tòa nhà độc nhất vô nhị hình chiếc iPad khổng lồ, sử dụng các công nghệ như áo giáp của Iron Man

VietTimes -- Dubai xứng đáng là trung tâm kinh tế, công nghệ phát triển bậc nhất trên thế giới. Rất nhiều công trình độc đáo mang tính vượt thời đại đã được triển khai ở đây. Và tòa nhà The Pad là một trong số đó. 
Ảnh minh họa (Archilovers)
Ảnh minh họa (Archilovers)

Kiến trúc sư người Hồng Kông James Law sắp hoàn thành việc xây dựng tòa nhà được lấy cảm hứng từ hình dáng của một chiếc iPod và sử dụng rất nhiều công nghệ mà ông nói là không khác gì chiếc áo giáp của Iron Man.

Tòa nhà này được đặt tên là The Pad và đã từng được gọi là tòa tháp iPad Tower, được xây dựng tại vịnh Business Bay ở Dubai từ năm 2006. Sau hơn một thập kỷ xây dựng, tòa nhà này sắp được khánh thành vào cuối năm nay.

Tòa nhà này là tập trung tinh hoa về nghệ thuật kiến trúc của ông Law, nghệ thuật mà ông nói là nhằm kết hợp công nghệ, phần mềm và kiến trúc để tạo ra các cấu trúc đáp ứng nhu cầu và mong muốn của con người hiện nay.

Kiến trúc “trước đây chỉ là bê tông, sắt thép và kính, và hình khối của tòa nhà. Nhưng hiện nay tôi cho rằng chúng ta đang sống trong một thế giới mà ở đó những loại vật liệu trên chỉ là những vật liệu cơ bản. Hiện nay có rất nhiều loại vật liệu mới như công nghệ, vật liệu thông minh, rất nhiều chương trình và tính năng tương tác”, ông Law nói.

Thiết kế của kiến trúc sư Law cho tòa tháp The Pad lấy cảm hứng từ hình dáng của chiếc iPod nằm nghiêng, đã giành chiến thắng trong một cuộc thi quốc tế về thiết kế mà ở đó thiết kế của ông Law còn được đánh giá cao hơn so với các kiến trúc sư lừng danh Zaha Hadid và Norman Foster.

Tòa tháp cao 24 tầng này có 231 phòng thông minh, mỗi phòng đều được xây dựng gồm một bức tường làm màn chiếu bằng công nghệ thực tế ảo có thể làm thay đổi vị trí, một phòng tắm có tính năng phân tích sức khỏe của con người ở thời gian thực và hiển thị các thông số trên gương, và sử dụng công nghệ RFID thay cho chìa khóa vào phòng.

“Sống ở đây bạn không chỉ đang sở hữu một chỗ ở mà thực sự bạn đang được sử dụng tất cả những công nghệ của chúng tôi trong một căn hộ”, ông Law nói.

Ông Law đã so sánh những tính năng độc đáo của tòa nhà nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của những công dân sống trong đó với chiếc áo giáp của nhân vật Iron Ma.

“Theo đó, một khi bạn khoác lên mình chiếc áo giáp này, bạn sẽ được trải nghiệm những cảm giác trên cả tuyệt vời để tận hưởng cuộc sống”, ông Law cho biết. Giống như chiếc áo giáp của Iron Man, căn phòng của bạn có thể “thay đổi để thích nghi với môi trường”.

Tòa nhà The Pad dự kiến sẽ được khánh thành vào cuối năm nay sau hơn một thập kỷ xây dựng. Tòa nhà này nghiêng một góc 6,5 độ mô phỏng một chiếc iPod nằm trong một bến thuyền. Đây là sản phẩm tinh túy của triết lý “Cybertecture” trong kiến trúc của ông Law.

“Tòa nhà được xây dựng bằng một số loại gạch nung cũ và gạch bê tông, và còn có một số loại gạch mới, đó là công nghệ, các loại gạch mang các ý tưởng mới, những chiến lược mới, hình thức mới, mô hình mới và các dạng hình học mới”, ông Law cho biết.

Tòa nhà The Pad có 231 phòng thông minh với rất nhiều tính năng giúp nâng cao cuộc sống của người dân sống trong đó, trong đó có tính năng theo dõi sức khỏe, lọc không khí và các bức tường công nghệ thực tế ảo. Ông Law tin rằng trong tương lai, những công dân sống trong tòa nhà này có thể bổ sung thêm nhiều tính năng nữa cho tòa nhà của mình giống như việc ta tải thêm nhiều ứng dụng từ App Store của Apple.

Ánh sáng và âm nhạc trong phòng ở có thể được điều chỉnh để phù hợp với sở thích và phong cách của người dân sống trong đó. Ví dụ, các loại đèn chiếu sáng có thể thay đổi màu sắc nếu ai đó bấm chuông gọi cửa, gọi điện thoại, hay một chương trình ti vi yêu thích được khởi động.

Ông Law xem tòa nhà The Pad là một ngôi nhà thông minh ở cấp cao mà ở đó người dân có thể theo dõi nhiệt độ và an ninh tòa nhà qua điện thoại smartphone của mình. “Bạn thực sự có thể duy trì một mối quan hệ với ngôi nhà của mình”, ông nói thêm.

“Kiến trúc không còn chỉ là những khối bê tông nữa. Chúng ta đang sống một cuộc sống mà ở đó chúng ta được hòa hợp để tương tác với môi trường, tương tác qua internet”, ông Law cho biết.

Ông Law gọi phương pháp cybertecture là “một dạng triết lý về kiết trúc và phương thức mà chúng ta xây dựng các tòa nhà và các thành phố kiểu mẫu trên thế giới”.

Theo ông Law thì cybertecture không chỉ cần năng lực của các nhà kiến trúc sư. Mà hơn thế nữa, cybertecture còn đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các nhà kiến trúc sư, các nhà nghiên cứu, các kỹ sư, nhà thiết kế, các nhà sáng tạo truyền thông đa phương tiện để xây dựng những tòa nhà “phù hợp với thế giới hiện nay”.

Các căn phòng trong tòa nhà này có một tính năng được gọi là iReality, thực chất đó là một màn chiếu sử dụng công nghệ thực tế ảo có thể kết nối để xem được 62 địa điểm khác nhau trên thế giới. Bức tường “màn chiếu” này cũng có thể được sử dụng để chat video với bạn bè và người thân trong gia đình.

Phòng tắm có các tính năng thông minh cho phép bạn theo dõi cân nặng, huyết áp, nhiệt độ cơ thể, và các chỉ số khác. Các chỉ số này sẽ hiện trên gương trong phòng tắm để người dùng biết tình trạng sức khỏe của mình.

Ông Law muốn tòa nhà này có các tính năng giống như chiếc iPod khi thiết kế “phần mền bên trong giúp các công dân sống ở đây tận hưởng cuộc sống, âm nhạc mình yêu thích và các bức hình của mình”.

“Tất cả chúng ta đều được kết nối thông qua công nghệ thông tin”, ông Law cho hay.

“Bất cứ ai cũng không thể sống tách biệt với một khối kiến trúc, vì thế bản thân kiến trúc cần phải trở thành một cái gì đó giống như một chiếc điện thoại di động thông minh”.

Tòa nhà này ban đầu được dự định đưa vào sử dụng năm 2010, nhưng việc xây dựng đã bị gián đoạn do các khó khăn về kinh tế. Việc xây dựng sẽ được hoàn thành trong năm 2018.

The Pad không phải là một dự án mang tính đột phá duy nhất của kiến trúc sư Law. Ông đang thiết kế các căn hộ O-Pod – một  dạng căn hộ rộng 100 foot vuông (khoảng 30 m2) từ một ống nước bằng bê tông phù hợp với các hộ gia đình nhỏ với giá cả phải chăng cho các đối tượng là những người thuê nhà trẻ tuổi ở một thành phố đắt đỏ như Hồng Kông.