Cổ phiếu bị bán ồ ạt trong phiên giao dịch ngày 27/2 vừa qua do các nhà đầu tư lo ngại về sự lây lan của virus Corona.
Chỉ số S&P 500 có đà giảm trong một ngày mạnh nhất kể từ tháng 8/2011. 3 chỉ số lớn của chứng khoán Mỹ là Down Jones, Nasdaq Composite và S&P 500 đều rơi vào vùng điều chỉnh.
Cụ thể, chỉ số Dow Jones (INDU) giảm 1.191 điểm, tương đương 4,4%. Đây là mức giảm trong một phiên lớn nhất từ trước đến nay của Down Jones. Chỉ số này đã giảm hơn 10% so với mức đỉnh gần đây nhất.
S&P 500 (SPX) giảm 4,4% xuống dưới 3.000 điểm. Còn Nasdaq Composite (COMP) giảm 4,6%, thấp hơn 10% so với mức đỉnh thiết lập gần đây nhất.
Cả ba chỉ số đều đang có mức giảm sâu nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008.
Tại nước Anh, chỉ số FTSE 100 (UKX) cũng rơi vào vùng điều chỉnh hôm thứ Năm 27/2, lần đầu tiên kể từ tháng 12 năm 2018.
Tuy nhiên, các cổ phiếu vẫn chưa rơi vào thị trường gấu (bear market - được xác định là mức giảm 20% so với đỉnh gần nhất. Chỉ số S&P 500 hiện thấp hơn 12% so với đỉnh.
Cổ phiếu toàn cầu đã bị bán tháo tên toàn thế giới trong tuần qua khi các nhà đầu tư lo ngại về dịch Covid-19. Tại Mỹ, các cổ phiếu đã chìm trong sắc đỏ trong trong phiên giao dịch ngày 27/2 mặc dù đã có một chút chuyển biến tích cực ngắn ngủi vào khoảng giữa trưa, trong đó có S&P và Nasdaq đã tăng lên một chút trong thời gian ngắn.
Biểu đồ mức biến động của 3 chỉ số lớn (Nguồn: CNN)
|
"Sự bùng phát dịch Covid-19 tại Ý và một trường hợp phát hiện dương tính với virus Corona tại California mới đây đã khiến nhà đầu tư lo ngại", ông Keith Congannan - Giám đốc danh mục đầu tư tại GLOBALT Investments chia sẻ.
Ông Buchanan lưu ý các nhà đầu tư rằng mức giảm 10% của các loại cổ phiếu chưa phải là một điều quá tồi tệ".
Các khoản đầu tư an toàn như trái phiếu đã chứng kiến đà tăng vào thứ Năm. Các nhà đầu tư chấp nhận mức lãi suất thấp để sở hữu loại tài sản an toàn này. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ thời hạn 10 năm giảm xuống mức dưới 1,28%. Lợi suất trái phiếu và giá di chuyển theo hai hướng ngược nhau.
Cũng trong một tâm lý lo ngại, giá dầu tại Mỹ tiếp tục giảm 3,4% xuống mức 47,09 USD/thùng.
Những lo lắng về sự bùng phát của virus Corona đã ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế toàn cầu. Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) dự đoán dịch bệnh sẽ còn rất phức tạp và số người nhiễm bệnh có thể sẽ tăng lên tại Mỹ. Virus Corona hiện đã lây nhiễm hơn 82.000 người trên toàn thế giới, với phần lớn các trường hợp nhiễm bệnh là người Trung Quốc.
Các tập đoàn lớn tiếp tục thông báo rằng họ sẽ không đạt được mục tiêu doanh thu trong quý đầu tiên năm 2020. Microsoft (MSFT) đã thông báo điều này vào hôm thứ Tư (26/2). Goldman Sachs (GS) dự đoán rằng các công ty ở Mỹ sẽ có thu nhập bằng "0" trong năm 2020.
Trên thực tế, nền kinh tế Mỹ được cho là đang "đối đầu" rất tốt trước những tác động của dịch bệnh Covid-19. Chỉ số GDP của nước này trong quý IV không đổi, giữ nguyên ở mức 2,1%.
Theo CNN