Chỉ tính riêng lượng sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc, chưa tính các thị trường khác như Hàn Quốc, Nhật Bản…đã cho thấy cácdoanh nghiệpsản xuất trong nước phải tiếp tục đối mặt với thép nhập khẩu giá rẻ và khó khăn trong việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh.
Cụ thể, só liệu từ Tổng cục Hải quan cho biết, hết tháng 7/2015, lượng sắt thép cả nước nhập về là 8,43triệu tấn, tăng 40,3%về lượng so với cùng kỳ năm 2014.
Tuy nhiên, do đơn giá nhập khẩu sắt thép các loại bình quân trong 7 tháng đầu năm 2015 giảm 21,3% nêntrị giánhập khẩu đạt 4,47 tỷ USD, tăng 10,5%so vớicùng kỳ năm 2014.
Trong đó, nhập khẩu sắt thép từ Trung Quốc đạt hơn 5 triệu tấn với trị giá đạt 2,44 tỷ USD, chiếm 54,5% tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước.
Riêng trong tháng 7/2015, Việt Nam nhập khẩu sản phẩm sắt thép từ Trung Quốc với trị giá hơn 846triệu USD,tăng 65,4%, từ Hàn Quốc là 701 triệu USD tăng 92,6 so với cùng kỳ năm trước…
Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, ngành thép trong nước mặc dù những năm gần đây đã phát triển rất nhanh nhưng hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập lượng thép thành phẩm và bán thành phẩm rất lớn. Đặc biệt là nhập từ Trung Quốc đang chiếm khoảng 60% tổng sản lượng thép nhập khẩu.
Theo VSA, hiện nay tổng năng lực sản xuất ngành thép Việt Nam lên đến 22 triệu tấn, gồm thép xây dựng (10,8 triệu tấn/năm); thép ống hàn (2,11 triệu tấn); tôn mạ các loại (4 triệu tấn); thép tấm cuộn cán nguội (4,8 triệu tấn)… Hầu hết các chủng loại thép đều có công suất và sản lượng vượt gấp đôi so với nhu cầu tiêu thụ trong nước, trong khi đó, một lượng lớn thép nhập khẩu vẫn đổ dồn về Việt Nam càng khiến các doanh nghiệp thép gặp khó trong việc huy động tối đa công suất thiết kế.
Theo Đầu tư