Ghi chú của CEO NextTech, Nguyễn Hòa Bình đăng tải trên Facebook cá nhân ngày 3/6
|
"Sau khi T.L nghỉ việc, ngày 20/4 thì đầu tháng 5 xuất hiện Startup Fiin giống VayMuon.vn (phiên bản Indonesia) một cách kỳ lạ: từ Concept, BA, Design cho đến Content... thậm chí có các nội dung cùng sai chính tả. Lúc đầu tôi cũng không để ý cho đến ngày 02/6 có thông tin & bằng chứng rằng: Long đã cùng một số nhân viên kỹ thuật của VayMuon.vn sang làm việc cho Startup này mang theo toàn bộ nội dung Idea, BA, Design, Content (chưa nói đến Code).
Ảnh so sánh màn hình đăng nhập giữa 2 ứng dụng Fiin và Vaymuon. Ảnh: NextTech
|
* T.L đã thành lập doanh nghiệp cạnh tranh ngay khi còn đang làm việc cho Công ty cũ là VayMuon.vn, vi phạm chuẩn mực đạo đức người làm nghề & "Thỏa thuận bảo mật thông tin (NDA) và chống cạnh tranh (NCA)" đã ký với NextTech. |
Đơn khởi kiện Fiin của NextTech dự kiến sẽ trình lên Tòa án Nhân dân quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ảnh: NextTech
|
Ảnh: Medium
|
CEO NextTech, Nguyễn Hòa Bình: Tôi khẳng định rằng ở vị thế của NextTech (sở hữu Vaymuon), xét về lợi ích kinh tế khi khởi kiện Fiin là không đáng kể. Chúng tôi quyết tâm làm rõ trắng đen bởi đây chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm của ngành CNTT. Mọi người chỉ biết tới những vụ việc nổi cộm giữa Vaymuon và Fiin, hay vụ Baokim và Nganluong (thuộc PeaceSoft – tiền thân của NextTech) cách đây 8 năm, nhưng theo tôi ước tính có tới 90% doanh nghiệp CNTT tại Việt Nam đã từng phải chịu ảnh hưởng bởi vấn nạn xâm phạm tài sản trí tuệ dưới một hình thức nào đó, thậm chí nhiều ông chủ StartUp đã phải từ bỏ vì “cơn sóng ngầm” nhức nhối trong ngành kinh doanh công nghệ Việt. Tôi đã xác minh thông tin trên với rất nhiều bạn bè là ông chủ của các doanh nghiệp CNTT thành công. Vấn nạn này sẽ làm triệt tiêu sự sáng tạo, làm cho nền công nghệ thông tin tại Việt Nam khó lớn. Tôi tạm gọi những hành vi đánh cắp “chất xám” như thế này là một hình thức “xâm hại ngược”. Doanh nghiệp CNTT bị các nhân viên không có đạo đức nghề nghiệp cấu kết với nhau, lợi dụng tiền hay chất xám của công ty để tư lợi riêng. Nghiêm trọng hơn nữa, họ dùng các nguồn lực đó để cạnh tranh với chính công ty cũ. Theo tôi, đây là một hiệu ứng ngược của phong trào quốc gia khởi nghiệp tại Việt Nam. Thời gian gần đây, xã hội có phong trào cổ vũ khởi nghiệp nhưng nó cũng tồn tại một mặt trái. Tôi khẳng định khởi nghiệp ban đầu là một khái niệm tốt đẹp, tạo ra rất nhiều doanh nghiệp có giá trị. Chính tôi là một trong những người tiên phong trong phong trào ở Việt Nam, từ năm 2001. Khi đó, tôi mới 19 tuổi là sinh viên năm 2 của ĐH Quốc Gia Hà Nội. Tấm huân chương bao giờ cũng có hai mặt. Khởi nghiệp cũng tồn tại nhiều mặt xấu nhưng một trong những vấn đề nhức nhối nhất của khởi nghiệp là tình trạng đánh cắp “chất xám” tràn lan. Những bức tranh huy hoàng về startup được vẽ ra khiến một bộ phận nhân viên muốn thành công theo kiểu “mì ăn liền” tìm cách đánh cắp “chất xám” của doanh nghiệp CNTT. Họ làm cho công ty, tiếp cận được với những nguồn lực của công ty và lợi dụng chúng cho mục đích cá nhân. Tất cả bởi họ nghĩ rằng đó là cách khởi nghiệp dễ nhất, nhanh nhất và an toàn nhất. Nhưng họ không hiểu đó chính là hình thức đánh cắp “chất xám”. Chẳng hạn nếu bạn lấy đi một chiếc xe máy hay laptop, bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng khi thứ bị đánh cắp là một tài sản vô hình, công sức của toàn bộ tập thể trị giá hàng tỷ đồng thì họ vẫn bình thản như chưa từng có chuyện xảy ra. Ngành CNTT tại Việt Nam đã phải chịu đựng vấn nạn xâm phạm tài sản trí tuệ hàng chục năm qua nhưng rất ít người dám lên tiếng. Sở dĩ gọi hành vi này là “xâm hại ngược” bởi nó có những nét tương đồng với vụ bê bối xảy ra năm 2017 trong giới showbiz Mỹ, khi hàng loạt vụ xâm hại tình dục được đưa ra ánh sáng làm dấy lên phong trào #METOO. Nhưng trong “TechBiz”, bạn càng là doang nghiệp lớn càng không muốn đứng ra tố cáo một startup mới nổi. Đơn giản bởi dư luận sẽ có xu hướng bênh kẻ yếu, dè bỉu rằng “cá lớn” lại đi dìm “cá bé”. Tôi khẳng định với vị thế của NextTech chưa hề ngại cạnh tranh với bất kỳ ông lớn nào trong và ngoài nước, chứ chưa nói đến các startup nhỏ. Tuy nhiên việc nào phải ra việc đó vì nếu kẻ cắp không bị lên án và trừng trị thích đáng thì sẽ là môi trường dung dưỡng cho cái xấu. Nếu tình trạng này tiếp diễn thì không ai muốn đầu tư vào để phát triển các phần mềm, ứng dụng tiện ích cho xã hội nữa. Tôi hy vọng rằng sự việc mà tôi nêu ra sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp khác, từng rơi vào tình trạng công sức bỏ ra bị đánh cắp trắng trợn cùng lên tiếng. - Từ quan điểm người dùng, khi tải về so sánh giữa 2 ứng dụng Vaymuon và Fiin, dễ thấy nhất là hệ thống OTP về cơ bản đã khác nhau. Fiin sử dụng nền tảng Google Firebase trong khi Vaymuon nhắn mã xác thực bằng số cá nhân. Ông bình luận thế nào về vấn đề này?
CEO NextTech, Nguyễn Hòa Bình: Vụ việc của Vaymuon khác so với vụ Baokim và Nganluong cách đây 8 năm, Baokim sao chép 100% của Nganluong có giấy trắng mực đen. Thời điểm đó, ông Trần Việt Vĩnh (Founder của Fiin) là nhân viên của PeaceSoft (tiền thân của NextTech) đã chứng kiến cách tôi xử lý. Lần này phương thức của Fiin đã tinh vi hơn, họ tìm cách “xào nấu” sản phẩm của NextTech. Chưa kể đến các ứng dụng, đặc biệt là ứng dụng tài chính phải liên tục tung ra các bản cập nhật. Do đó, giữa hai ứng dụng Vaymuon và Fiin có một số sự khác biệt nhưng nó không làm thay đổi bản chất của vấn đề. Điều tôi muốn nêu rõ là nhóm nhân viên tham gia phát triển ứng dụng Fiin đã ký kết hợp đồng NDA-NCA (Thỏa thuận bảo mật thông tin và chống cạnh tranh thương mại) với NextTech. Trong thời gian họ làm việc cho NextTech, nhận lương từ NextTech lại đi mở một công ty khác cạnh tranh với chính NextTech. Ứng dụng Vaymuon của chúng tôi bắt đầu phát triển từ tháng 12/2016 mà trong vòng chưa đầy 2 tháng Fiin đã ra mắt ứng dụng cho vay ngang hàng (Peer-2-Peer Lending) riêng. Tôi đã liên hệ với đại diện của Fiin, yêu cầu hai bên cùng đem sản phẩm ra so sánh nhưng Fiin từ chối. Vấn nạn đánh cắp “chất xám” thực tế không chỉ đơn thuần là sao chép những dòng Code bởi chúng chỉ chiếm 30% ; Ý tưởng, các bản thiết kế nguyên mẫu (Concept), nội dung (Content)… chiếm tới 70% giá trị của một dự án phần mềm. Những điểm khác biệt về giao diện người dùng, hình thức xác thực chỉ là bề nổi và không mang nhiều ý nghĩa.- Chưa có phán quyết của cơ quan hành pháp hay thông cáo chính thức từ cả 2 bên khó có thể khẳng định ai sai, ai đúng. Tuy nhiên, NextTech (hay PeaceSoft) từng là nạn nhân của vụ việc tương tự trước đây. Mong ông chia sẻ một vài lời khuyên đối với các doanh nghiệp CNTT để bảo vệ tài sản trí tuệ?
CEO NextTech, Nguyễn Hòa Bình: Với tư cách là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực CNTT, tôi muốn nhấn mạnh lại là 90% các doanh nghiệp CNTT tại Việt Nam, kể cả FPT Software, VNG, đã gặp phải vấn nạn xâm hại tài sản sở hữu trí tuệ ở một quy mô nào đó. Thủ phạm có thể là đối thủ cạnh tranh hay chính nhân viên trong công ty. Ngăn chặn nạn xâm phạm tài sản sở hữu trí tuệ thực sự rất khó bởi thứ bị lấy cắp là một tài sản vô hình và nó phụ thuộc vào con người. Tất nhiên để phân xử, luật pháp đóng vai trò quan trọng. Nhưng cách duy nhất để góp phần làm trong sạch ngành CNTT là tất cả các doanh nghiệp, từng là nạn nhân của những vụ đánh cắp ”chất xám” đồng loạt phá vỡ sự im lặng (giống như phong trào #METOO). Đây chính là biện pháp để phòng ngừa hiệu quả nhất. Các doanh nghiệp có thể đứng lên đòi lại công bằng qua hành động pháp lý. NextTech rất cẩn thận trong các thủ tục pháp lý, yêu cầu nhân viên thực hiện đúng theo thỏa thuận NDA-NCA. Nếu có trường hợp vi phạm, chúng tôi hoàn toàn có thể khởi kiện. Nhưng như vậy vẫn là chưa đủ bởi để theo được một vụ kiện tốn rất nhiều thời gian. Truyền thông nên chung tay giúp đỡ ngành CNTT. Từ đó, những người đang hoặc chỉ manh nha có ý định đánh cắp tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, công ty nhìn vào tiền lệ đã xảy ra sẽ cảm thấy e ngại khi có hành vi tương tự trong tương lai.- Xin chân thành cảm ơn ông.