Căng thẳng Nga - Ukraina đặt Big Tech vào thế khó

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Cuộc giao tranh quân sự giữa Nga và Ukraine kéo theo một mạng lưới các chiến dịch thông tin sai lệch, đặt các công ty công nghệ lớn vào thế khó xử.

Ông Bret Schafer, thành viên cấp cao tại Liên minh Bảo đảm Dân chủ của Quỹ Marshall (Đức) cho biết tình hình căng thẳng leo thang sẽ là một phép thử đối với các công ty truyền thông xã hội của Mỹ.

Căng thẳng Nga - Ukraina đặt Big Tech vào thế khó ảnh 1
Căng thẳng Nga - Ukraina đặt Big Tech vào thế khó

Các công ty truyền thông lớn cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ tình hình ở Ukraina. Ngay sau khi Nga tấn công Ukraina vào ngày 24/2, Nathaniel Gleicher, người đứng đầu chính sách an ninh của Meta (công ty mẹ Facebook) đã công bố một trung tâm hoạt động đặc biệt để ứng phó với các mối đe dọa và một công cụ mới, cho phép những người ở Ukraina khóa hồ sơ của họ. Twitter cũng đưa ra các công cụ để đảm bảo an toàn và khuyến khích người dùng thiết lập xác thực hai yếu tố.

Tuy nhiên, Nina Jankowicz, thành viên toàn cầu tại Trung tâm Wilson cho biết một số tính năng mà các mạng xã hội lớn đã từng triển khai như dán nhãn các bài đăng hay đưa ra cảnh báo “suy nghĩ trước khi chia sẻ” không được áp dụng trong cuộc khủng hoảng này.

Hầu hết những “gã khổng lồ” công nghệ đều gắn nhãn các bài đăng và tài khoản từ các phương tiện truyền thông nhà nước, nhưng những chính sách đó không giải quyết thông tin sai lệch từ người dùng hàng ngày ở nước ngoài.

Các cuộc xung đột trong quá khứ cho thấy những công ty công nghệ lớn thường mất cảnh giác trước các cuộc khủng hoảng thông tin sai lệch do rào cản ngôn ngữ và văn hóa.

Bà Jankowicz cho biết ngay cả khi đưa ra các chính sách mới, các nền tảng xã hội cũng sẽ gặp khó khăn khi phổ cập chúng với những người không nói tiếng Anh hoặc không phải người phương Tây.

Trước đó, Nga cũng rất nghiêm ngặt trong các chiến dịch ngăn chặn thông tin sai lệch của riêng mình. Nước này đã phạt Google 100 triệu USD và Meta 27 triệu USD vào năm ngoái vì không xóa các tài liệu bị cấm.

“Điều đó có thể khiến các nền tảng công nghệ trở nên khó khăn hơn trong việc ngăn chặn sự ồ ạt của các thông tin sai lệch”, Justin Sherman, thành viên tại của Hội đồng Đại Tây Dương cho hay.

Ông Sherman nói rằng các công ty công nghệ khó có thể tỏ ra trung lập, khi doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ cho ai đó, họ luôn luôn có lập trường.

Các chuyên gia chia sẻ với Axios rằng ngoài phương tiện truyền thông xã hội, Ukraina sẽ còn phải đối mặt với nhiều cuộc tấn công mạng trong tương lai. Vào ngày 24/2, một số trang web của chính phủ Ukraina đã không thể truy cập do một cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS).

Theo Vietnamnet