Các hãng công nghệ đồng loạt lên tiếng về sắc lệnh nhập cư mới của Mỹ

CEO Facebook Mark Zuckerberg là người đầu tiên bày tỏ ý kiến: “Như nhiều người trong số các bạn, tôi quan ngại về tác động của các sắc lệnh được Tổng thống Mỹ ký và cho biết vẫn lạc quan về cam kết của Tổng thống Mỹ là bảo vệ những người nhập cư trẻ tuổi có ước mơ đến Mỹ”.
Ngay sau khi Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh, Google đã lập quỹ khủng hoảng với giá trị 2 triệu USD được quyên góp từ những ủng hộ của nhân viên (ảnh minh hoạ)
Ngay sau khi Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh, Google đã lập quỹ khủng hoảng với giá trị 2 triệu USD được quyên góp từ những ủng hộ của nhân viên (ảnh minh hoạ)

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố sắc lệnh nhập cư mới cấm công dân 7 quốc gia Hồi giáo tới Mỹ.

Sắc lệnh hành chính này siết chặt chính sách cấp thị thực nhập cảnh và tiếp nhận người tị nạn vào Mỹ đã được tân Tổng thống Donald Trump ký ngày 27/1, theo đó nâng thời gian xét thị thực đối với tất cả người tị nạn lên 4 tháng và tạm thời ngừng cấp thị thực nhập cảnh Mỹ đối với 7 quốc gia có người Hồi giáo chiếm đa số, bao gồm Syria, Iraq, Iran, Somali, Libya, Sudan và Yemen.

Tổng thống Mỹ cho rằng biện pháp này là nhằm bảo vệ người dân Mỹ trước nguy cơ tấn công khủng bố. Các quyết định hành pháp mới nhất của tân Tổng thống Trump đã gây ra những phản ứng khác nhau tại Mỹ và trên thế giới.

Ngay sau khi sắc lệnh được ban hành, các hãng công nghệ lớn đã đồng loạt lên tiếng về sắc lệnh mới.

CEO Facebook Mark Zuckerberg là người đầu tiên bày tỏ ý kiến: “Như nhiều người trong số các bạn, tôi quan ngại về tác động của các sắc lệnh được Tổng thống Mỹ ký và cho biết vẫn lạc quan về cam kết của Tổng thống Mỹ là bảo vệ những người nhập cư trẻ tuổi có ước mơ đến Mỹ”.

Trong một bức thư gửi đến nhân viên, CEO Google Sundar Pichai cho hay: “Chúng tôi buồn về tác động của sắc lệnh này và có thể tác động tới nhân viên Google và gia đình họ, và có thể tạo ra các rào cản thu hút các tài năng lớn đến với nước Mỹ.

Đồng sáng lập Google Sergey Brin cũng đã bày tỏ sự phản đối trong một nỗ lực cá nhân tại sân bay quốc tế San Francisco.

Ngay sau khi Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh, Google đã lập quỹ khủng hoảng với giá trị 2 triệu USD được quyên góp từ những ủng hộ của nhân viên. Đây là chiến dịch lớn nhất của nhân viên.  Quỹ dành hỗ trợ cho 4 đơn vị: ACLU, Trung tâm nguồn lực nhập cư, Ban hỗ trợ và công ty Mercy.

Chủ tịch Microsoft Brad Smith đã gửi thư điện tử đến cho toàn bộ công ty về việc sẽ hỗ trợ pháp lý tới các nhân viên bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh này.CEO Microsoft Satya Nadella sinh ra ở Ấn Độ cũng cho biết ông đã “chứng kiến tác động tích cực của việc nhập cư đối với Microsoft, với nước Mỹ và thế giới trong lời tựa của bức thư điện tử.

Theo Reuters, Microsoft đang hợp tác với Văn phòng Bộ Tư pháp ở Washington về sắc lệnh mới này. Microsoft cho biết công ty này đã đang cung cấp các thông tin về sự tác động của sắc lệnh “để hỗ trợ. Và chúng tôi sẵn lòng để xác nhận chi tiết hơn nếu cần thiết”, phát ngôn viên Pete Wootton cho biết trong một thông báo.

Ngày thứ 7 cuối tuần qua, trong một email được trang Recode đưa tin, CEO Apple Tim Cook đã bày tỏ quan điểm trước chính sách mới: “Apple sẽ không tồn tại cho tới nay nếu không có những người nhập cư, hãy để chúng tôi phát triển và sáng tạo theo cách của chúng tôi. Tôi đã nghe nhiều người lo lắng về sắc lệnh được ban hành hạn chế nhập cư từ 7 nước  hồi giáo lớn. Tôi chia sẻ lo lắng của Tổng thống. Nhưng đó không phải là chính sách chúng tôi ủng hộ.

Có những nhân viên đang làm việc tại Apple bị ảnh hưởng  trực tiếp từ sắc lệnh nhập cư này. Bộ phận nhân sự, pháp lý và bảo mật của chúng tôi đang liên hệ với họ và Apple sẽ làm mọi việc để có thể hỗ trợ họ. Chúng tôi đang cung cấp các thông tin trên AppleWeb cho bất cứ ai hỏi và bày tỏ lo lắng về các chính sách nhập cư. Và chúng tôi đã đang nỗ lực liên hệ nhà Trắng để giải thích tác động tiêu cực tới các đồng nghiệp và công ty của chúng tôi.

Apple luôn mở cửa, mở cửa với bất kỳ ai, không phân biệt họ đến từ đâu, ngôn ngữ nào, họ yêu mến ai… Nhân viên của chúng tôi trước hết thể hiện tài năng trên thế giới và đôi ngũ của chúng tôi đến từ khắp các ngõ ngách trên toàn cầu. Nói theo TS. Martin Luther King “Chúng ta có thể đến từ các con thuyền khác nhau nhưng bây giờ chúng ta cùng trên một con thuyền”, CEO Tim Cook cho biết thêm.

Tương tự, CEO Uber Travis Kalanick đã bày tỏ ý kiến được một nhà báo New York Times cho hay và đăng tải trên Twitter là công ty chia sẻ việc đi lại này đã lên tiếng lo lắng và cam kết hỗ trợ các lao động của công ty đang bị tác động bởi chính sách mới.

Trong một thông báo nội bộ, CEO Uber cho hay: “Đội ngũ nhân sự của chúng tôi đã liên hệ với các nhân viên bị tác động bởi chính sách mới. Sắc lệnh nhập cư mới có tác động  rộng lớn hơn nhiều sẽ ảnh hưởng đến hàng ngàn lái xe sử dụng Uber và họ là những người đến từ các nước có trong danh sách các nước cấm nhập cư… Chúng tôi đang trong quá trình xác định các lái xe này và sẽ bồi thưởng cho họ trong ba tháng tới để giúp giảm thiểu một số gánh nặng tài chính và sự phức tạp trong hỗ trợ các gia đình của họ… Chúng tôi sẽ thông báo thêm chi tiết về việc này trong những ngày tới”.

CEO Netflix Reed Hastings đã bày tỏ trên Facebook về chính sách mới: “Chính sách mới của Tổng thống Trump đang tác động đến nhân viên của Netflix trên toàn thế giới và những nhân viên không phải là người gốc Mỹ sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ chúng tôi. Một tuần khá buồn và buồn hơn với cuộc sống của hơn 600.000 giấc mơ”.

Trong khi đó CEO Twitter Jack Dorsey bày tỏ: Tác động nhân sự và kinh tế của Sắc lệnh là thực tế. Chúng tôi cũng như nước Mỹ đã có những hưởng lợi từ người nhập cư đến nước Mỹ.

Theo ICT Press