Apple lần đầu tiên đề cập đến chương trình “Nghiên cứu về Tim” hồi tháng 9 khi áp dụng vào WatchOS 4. Hiện tại, công ty đang hợp tác với Đại học Stanford về dự án này. Apple có kế hoạch sử dụng dữ liệu nhịp tim để thông báo cho bệnh nhân, bác sĩ, và các nhà nghiên cứu về các trường hợp rối loạn nhịp tim.
Jeff Williams, giám đốc điều hành của Apple, cho biết: "Làm việc cùng với cộng đồng y tế, chúng tôi không chỉ thông báo cho mọi người về những điều kiện sức khoẻ nhất định, mà còn hy vọng thúc đẩy những khám phá khoa học về trái tim con người". Ứng dụng này sử dụng công nghệ hiện tại của Apple Watch để đo nhịp tim thông qua đèn LED màu xanh nhấp nháy hàng trăm lần mỗi giây để phát hiện lượng máu chảy qua cổ tay.
Những người dùng tham gia cuộc khảo sát nếu được phát hiện có nhịp tim bất thường sẽ được thông báo trên iPhone và Watch của họ. Ngoài ra, họ sẽ được cung cấp một cuộc tư vấn miễn phí với một bác sĩ nghiên cứu và một miếng điện tâm đồ EKG để quan sát thêm. Ứng dụng hiện có trong App Store của Mỹ, và những người dùng muốn tham gia nghiên cứu phải từ 22 tuổi trở lên và sử dụng Apple Watch Series 1 hoặc phiên bản mới hơn.
Trước đó, FDA đã phê duyệt một phụ kiện đi kèm Apple Watch đó là dây đeo Kardia Band cùng đầu đọc EGK của AliveCor, một bộ cảm biến kết hợp với một ứng dụng giúp phát hiện ra nhịp tim bất thường cũng như AFib. Đầu năm nay, một nghiên cứu cho thấy Apple Watch có thể phát hiện ra rối loạn nhịp tim với độ chính xác lên đến 97 phần trăm. Tuy đây không phải là dụng cụ chuẩn đoán chính thức như các dụng cụ y tế chuyên nghiệp nhưng nó vẫn rất hữu ích.