Chiếc áo cũng là công cụ hỗ trợ người mặc trong quá trình phục hồi sau cơn đột quỵ và luyện tập để cử động lại các bộ phận của cơ thể.
Hiện e-skin được bán với giá 5.000 USD, nhắm tới đối tượng là các nhà phát triển ứng dụng trên hệ điều hành Windows của Microsoft và Android của Google, hỗ trợ sử dụng thiết bị thực tế ảo GearVR của Samsung và Daydream của Google.
Dù sản phẩm có giá cao, Amimori kỳ vọng sẽ sớm tung ra được phiên bản người dùng với giá dưới 500 USD.
Tuy nhiên, thị trường thực tế ảo hiện còn khá khiêm tốn với doanh số thiết bị bán ra chỉ 10,1 triệu USD trong năm 2016, theo hãng nghiên cứu IDC. Vì vậy, để bán được chiếc áo đặc biệt này không phải điều dễ dàng bởi người mặc phải bỏ thêm tiền để mua một thiết bị thực tế ảo vốn đã khá đắt.
Dù vậy, IDC dự báo doanh số thiết bị này sẽ tăng gấp 10 lần vào năm 2021, hứa hẹn là một thị trường đầy tiềm năng.
Amimori cho biết Xenoma cũng đang nghiên cứu loại áo gắn nhiều cảm biến sinh trắc học, cho phép liên tục giám sát hoạt động bên trong cơ thể như nhịp tim.
“Chúng ta có thể theo dõi hoạt động của tim, lưng, cổ tay… và toàn cơ thể thông qua các cảm biến”, Amimori cho biết.