“Tai thỏ”: iPhone X thực chất đã biến màn hình “tai thỏ” trở thành xu hướng thiết kế và chúng ta đã chứng kiến một loạt điện thoại Android có thiết kế kiểu này ra đời. Chẳng hạn như Asus ZenFone 5 gần đây hay LG G7 được đồn thổi. Với Android P, Google đang cung cấp sự hỗ trợ chính thức cho camera và bộ cảm biến đặt ở phần cắt “tai thỏ” của màn hình. Từ rộng tới hẹp, từ cao đến thấp, Android P có thể phù hợp mọi kích cỡ “tai thỏ”. Các API cắt màn hình cho phép các nhà phát triển tìm ra vị trí và hình dạng vùng màn hình không có chức năng này – nơi đó nội dung không được hiển thị và thiết kế các ứng dụng của họ cho phù hợp.
Sự khác biệt thiết kế tinh tế: Giao diện và cảm nhận tổng thể của Android P dường như rất quen thuộc, xuất phát từ giao diện Android Oreo của Google Pixel. Tuy nhiên, có tinh chỉnh tinh tế, đặc biệt là các bóng thông báo và các thiết lập Settings. Trong các bóng thông báo, bây giờ bạn bật các tính năng Toggles và khu vực thông báo được tách ra. Mỗi panel có 4 góc tròn, phù hợp với thay đổi thiết kế gần đây của Google. Như bạn có thể nhận thấy, các nút bật lại trông hơi khác một chút, chúng bây giờ là các biểu tượng tròn, được tô bóng khi được kích hoạt. Các biểu tượng hình tròn cũng có thể được tìm thấy trong menu Settings, chúng có màu sắc độc đáo. Sự thay đổi thiết kế này gợi nhớ những gì Samsung đã làm với Galaxy S5 trong vài năm trước.
Điều hướng trong nhà: Đây có thể là tính năng yêu thích của Android P cho đến thời điểm này. Android P hỗ trợ thêm cho giao thức Wi-Fi IEEE 802.11mc còn được gọi là Wi-Fi RTT. Nó sẽ đo khoảng cách giữa chiếc điện thoại với điểm truy cập Wi-Fi mà không cần kết nối đến chúng. Một khi chiếc điện thoại biết được khoảng cách giữa ba hay nhiều điểm truy cập, Google sẽ cho bạn biết chính xác vị trí của bạn, sai số vào khoảng 1-2 mét. Điều này sẽ giúp các ứng dụng liên quan đến bản đồ hoạt động tốt hơn trong nhà.
Hỗ trợ HDR và HEIF gốc: Đây là hai thuật ngữ chính trong ngành công nghệ cao hiện nay. Android P mang lại sự hỗ trợ gốc cho cả hai công nghệ này. Chẳng hạn hỗ trợ HDR VP9 Profile, có nghĩa là các nhà phát triển sẽ dễ dàng cung cấp các video có hỗ trợ HDR cho người dùng cuối thông qua các ứng dụng khác nhau. Khi các nhà sản xuất thiết bị Android tiếp tục phát hành ra thị trường các thiết bị tương thích HDR, Google hy vọng rằng hỗ trợ gốc của Android đối với HDR VP9 Profile sẽ khuyến khích các nhà phát triển đi theo xu hướng đó. Ngoài ra, Android P hỗ trợ mã hóa hình ảnh HEIF. Công nghệ nén HEIF cho phép bạn lưu những bức ảnh chất lượng cao mà không chiếm quá nhiều bộ nhớ.
An ninh bảo mật tốt hơn: Android P ngăn chặn quyền truy cập micro, camera và cảm biến từ các ứng dụng chạy nền. Cụ thể, mô-đun SELinux sẽ ngăn chặn các “UID và ứng dụng không hoạt động” truy cập phần cứng của thiết bị (micro, camera...) sau một khoảng thời gian nhất định. Điều này đồng nghĩa với việc tạo thêm 1 lớp bảo vệ người dùng tránh khỏi những kẻ xấu muốn thu thập thông tin thông qua thiết bị. Trong khi đó, các ứng dụng cá nhân sẽ có quyền truy cập tốt hơn vào hệ thống vân tay trong Android P, bao gồm UI tốt hơn trên các ứng dụng để người dùng biết rằng xác thực dấu vân tay đến từ cùng một nguồn đáng tin cậy.
Theo XHTT