5 chiêu trò quảng cáo pin của các hãng smartphone bị người dùng "vạch mặt"

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Những chiêu trò này khiến người dùng "lầm tưởng" về dung lượng, tốc độ sạc, tuổi thọ những viên pin điện thoại mà họ đang sở hữu.
5 chiêu trò quảng cáo pin của các hãng smartphone bị người dùng "vạch mặt" (Ảnh: Android Authority)
5 chiêu trò quảng cáo pin của các hãng smartphone bị người dùng "vạch mặt" (Ảnh: Android Authority)

Các thương hiệu smartphone có rất nhiều chiêu trò trong việc tiếp thị các tính năng của sản phẩm, đặc biệt là những thứ liên quan đến pin. Đây là điều mà những người dùng muốn tìm một chiếc điện thoại có thời lượng pin "trâu" không mong muốn.

1. Tốc độ sạc

Tốc độ sạc không đúng với những gì hãng quảng cáo (Ảnh: Android Authority)

Tốc độ sạc không đúng với những gì hãng quảng cáo (Ảnh: Android Authority)

Một trong những ví dụ điển hình của chiêu trò này là Xiaomi Mi 10 Ultra, chiếc điện thoại đầu tiên có sạc 120W. Các thử nghiệm của Android Authorithy cho thấy điện thoại không thể sạc với tốc độ sạc quá 80W, kém hơn so với những gì hãng quảng cáo đến 40W. Tương tự với công nghệ WarpCharge 65W của OnePlus 9 Pro, chiếc smartphone này chỉ có thể sạc ở công suất tối đa trong vòng chưa đầy 5 phút trước khi hạ xuống mức công suất thấp hơn.

2. Công suất được ghi trên củ sạc

Nhiều người dùng lầm tưởng về công suất sạc trên những chiếc smartphone (Ảnh: Android Authority)

Nhiều người dùng lầm tưởng về công suất sạc trên những chiếc smartphone (Ảnh: Android Authority)

Một chiến thuật khác được một số hãng áp dụng chính là quảng cáo công suất cụ thể vốn áp dụng cho bộ sạc chứ không phải điện thoại. Nói cách khác, một chiếc điện thoại có thể được tuyên bố là có tốc độ sạc 30W và bộ sạc cũng có công suất cực đại như vậy, nhưng bản thân thiết bị lại được sạc ở tốc độ chậm hơn.

Anandtech đã thử nghiệm Xiaomi 11T Pro và nhận thấy bộ sạc 120W của chiếc điện thoại này thực sự chỉ có thể sạc ở mức 115W. Xiaomi 11T Pro thậm chí còn chỉ có thể sạc được ở mức tối đa 94W, đây là một sự chênh lệch quá lớn so với những gì hãng quảng cáo.

Google cũng là một trong những công ty sử dụng chiêu trò để quảng cáo về tốc độ sạc trên những sản phẩm của mình. Trang Android Authority đã làm một bài thử nghiệm với Pixel 6, chiếc điện thoại được Google quảng cáo là có thể sạc ở mức 30W. Tuy nhiên khi tiến hành thử nghiệm thực tế thì Pixel 6 và Pixel 6 Pro chỉ đạt công suất tối đa lần lượt là 21W và 23W khi được sạc thông qua bộ sạc 30W đi kèm.

3. Batterygate

Apple là bậc thầy trong việc sử dụng chiêu trò "Batterygate" (Ảnh: Android Authority)

Apple là bậc thầy trong việc sử dụng chiêu trò "Batterygate" (Ảnh: Android Authority)

Batterygate à một thuật ngữ được sử dụng để mô tả việc bộ xử lý của smartphone giảm hiệu năng khi máy bị chai pin. Apple là một trong những hãng điện thoại nổi tiếng trong việc sử dụng chiêu trò này để ép người dùng phải mua những chiếc điện thoại mới của họ. Gã không lồ công nghệ Mỹ biện minh rằng hành động của họ là để ngăn iPhone đột ngột tắt khi thực hiện các tác vụ quá nặng.

Mặc cho những lời giải thích của Apple, hành động bóp hiệu năng trên iPhone đã nhận phải vô số chỉ trích từ phía người dùng. Để làm "dịu" dư luận, Apple đã khắc phục bằng cách giảm giá thay thế pin cho người dùng.

4. 100% không có nghĩa là đầy pin

Một số chiếc smartphone trên thị trường mặc dù báo đã sạc 100% pin nhưng thực tế khi cắm sạc thì điện thoại vẫn tiếp tục sạc trong một thời gian ngắn để thực sự chạm ngưỡng dung lượng tối đa.

Ở một khía cạnh tích cực, tình trạng báo pin đầy 100% khi chưa đạt ngưỡng tối đa giúp kéo dài tuổi thọ pin. Một số chuyên gia cho rằng việc sạc đầy pin cũng không phải một việc làm tốt. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, việc báo pin đầy 100% "ảo" khiến các thương hiệu "lấp liếm" được khả năng sạc nhanh thực sự trên những sản phẩm của họ.

Chẳng hạn, OnePlus quảng cáo thời gian sạc từ 0% đến 100% trên chiếc OnePlus 9 chỉ mất 29 phút. Nhưng thử nghiệm của Android Authority cho thấy, thiết bị cần được sạc thêm 20 phút nữa để thực sự đầy pin. Xiaomi Mi 11 Ultra cũng được quảng bá trên thị trường là có thời gian sạc từ 0% đến 100% chỉ trong 36 phút, nhưng trên thực tế chúng cần sạc thêm 12 phút nữa mới thực sự đầy pin.

5. Chu kỳ sạc

Thông thường, các hãng hay quảng cáo điện thoại sẽ giảm dung lượng pin khi đạt mức 800 chu kỳ sạc (Ảnh: Android Authority)

Thông thường, các hãng hay quảng cáo điện thoại sẽ giảm dung lượng pin khi đạt mức 800 chu kỳ sạc (Ảnh: Android Authority)

Một trong những yếu quan trọng liên quan đến tuổi thọ pin trên những chiếc smartphone chính là việc viên pin đó có thể chịu được bao nhiêu chu kỳ sạc trước khi dung lượng bị giảm đáng kể. Một chu kỳ sạc được tính khi bạn sử dụng hết 100% dung lượng pin. Thông thường, các hãng hay quảng cáo điện thoại sẽ giảm dung lượng pin khi đạt mức 800 chu kỳ sạc, tương đương hơn 2 năm nếu bạn sạc điện thoại mỗi ngày.

Chiếc Galaxy Note 8 được Samsung quảng cáo rằng dung lượng pin sẽ chỉ giảm 5% sau 2 năm sử dụng. Nói cách khác, viên pin 3.300mAh bên trong thiết bị sẽ hạ xuống mức tương đương 3.135mAh sau khoảng 2 năm sạc. Trong khi đó, cả Xiaomi và Oppo đều xác nhận, với tốc độ sạc lần lượt 200W và 125W của họ, dung lượng pin sẽ giảm xuống còn 80% sau 800 chu kỳ sạc. Điều đó có nghĩa là một chiếc điện thoại có dung lượng pin 4.000mAh sẽ chỉ còn 3.200mAh sau hai năm sử dụng. Nghe có vẻ không quá tệ, nhưng mức suy giảm 800mAh có thể khiến điện thoại chỉ còn có thể dùng được nửa ngày mà thôi. Hơn nữa, những người dùng điện thoại lâu hơn mức 2 năm sẽ cảm nhận thấy sự "xuống cấp" rõ rệt.

Theo Android Authority