Báo cáo của EIA viết, 23% công suất nhà máy nhiệt điện than sẽ được nghỉ hưu do "sự cạnh tranh liên tục từ khí đốt tự nhiên và tài nguyên tái tạo" và chi phí vận hành cao, nguyên nhân do các trạm nguồn phát điện than cũ và kém hiệu quả.
Ngoài ra, một số nhà máy nhiệt điện than phải tuân thủ những quy định [EPA] hạn chế xả nước thải vào năm 2028, yêu cầu này sẽ đòi hỏi vốn đầu tư vốn bổ sung, dẫn đến quyết định cho nghỉ hưu một số tổ máy nhiệt điện than.
Tính đến nay, trung bình 9.450 MW công suất nhiệt điện than của Mỹ được nghỉ hưu hàng năm từ năm 2012 đến năm 2021. Năm 2022, công suất nghỉ hưu nhiệt điện than của Mỹ dự kiến lên tới tổng cộng 11,778 MW.
Từ năm 2023, công suất nghỉ hưu lớn nhất mà EIA dự kiến trong 7 năm tới là 9,842 MW đến năm 2028.
Các bang Michigan, Texas, Indiana và Tennessee có công suất nhiệt điện than nhiều nhất được công bố sẽ nghỉ hưu đến năm 2029, chiếm tổng cộng 42% công suất nhiệt điện.
Điều quan trọng là Mỹ không có kế hoạch xây dựng công suất nhiệt điện than mới Mỹ trong tương lai. Tương tự như vậy, theo thông báo của tổ chức tư vấn môi trường Ember có trụ sở tại London ngày 4/11, trên thế giới không còn các dự án nhà máy nhiệt điện than mới do khả năng nhiều quốc gia sẽ thêm tên vào cam kết "Không có than mới"trong COP27, một phần vì nguồn cung cấp tài chính của Trung Quốc không còn nữa.
Dữ liệu do Ủy ban Điều tiết Năng lượng Liên bang (FERC) công bố ngày 7/11 dự kiến sẽ có 107 tổ máy phát điện bằng khí đốt tự nhiên "xác suất cao" vào tháng 9/2025 với tổng công suất là 17,062 MW. Đồng thời, 130 tổ máy khí đốt tự nhiên với tổng công suất 17.489 MW sẽ nghỉ hưu.
Nếu thực tế này diễn ra, thì công suất các tổ máy phát điện khí đốt tự nhiên được lắp đặt sẽ giảm, đó chính là dấu hiệu cho thấy, công suất điện từ khí đốt tự nhiên hiện đã đạt đỉnh, theo phát biểu của Ken Bossong, giám đốc điều hành Chiến dịch SUN DAY (ổ chức nghiên cứu và giáo dục phi lợi nhuận thành lập năm 1992 tích cực thúc đẩy năng lượng bền vững) khi nghiên cứu xem xét dữ liệu của FERC.
Đến tháng 2025 năm 32.37, FERC dự đoán tăng trưởng năng lượng tái tạo từ hơn 1/4 hiện nay sẽ lên gần 1/3 (32.37%) tổng công suất lắp đặt trạm nguồn mới của Mỹ. Công suất sản xuất năng lượng mặt trời và gió quy mô tiện ích sẽ mở rộng từ 17,37% công suất điện trong nước lên gần 1/4 (23,24%) tháng 9/2025, năng lượng điện mặt trời và gió lần lượt chiếm 11,23% và 12,01%.
Ông Bossong nhấn mạnh, Dữ liệu mới nhất của FERC có thể là dữ liệu ấn tượng nhất được công bố trong năm 2022.
Sự gia tăng mạnh mẽ trong dự báo 3 năm của FERC về năng lượng gió và mặt trời cùng với mức đỉnh khí đốt tự nhiên xác nhận rõ ràng, Mỹ cuối cùng đã đã có một bước đột phá mới mạnh mẽ trong quá trình chuyển đổi sang những nguồn năng lượng bền vững.
Theo Electreck
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu