Chia sẻ những kinh nghiệm về lĩnh vực, bà Babeth Ngọc Hân Lefur, Giám đốc Oxfam tại Việt Nam cho rằng, Dự thảo Nghị định đã đưa vào nhiều điểm mới và tiến bộ. Đơn cử là nguyên tắc công khai, minh bạch và giải trình, đảm bảo sự tham gia của người dân vào giám sát, đánh giá thực hiện thủ tục hành chính theo chế độ một cửa, áp dụng hệ thống công nghệ thông tin trong vận hành văn phòng một cửa điện tử. Những điểm mới này là then chốt góp phần thực hiện hóa nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công.
Sự kiện do Văn phòng Chính phủ phối hợp với tổ chức Oxfam tại Việt Nam tổ chức tại TP Đà Nẵng với sự tham gia của hơn 50 đại biểu đến từ 15 tỉnh, thành tại khu vực.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nói: "Trong lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính, Chính phủ xác định là nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, được cọi là một trong những giải pháp quan trọng để đạt được các mục tiêu phát triển KT-XH.
Đi đôi với quá trình cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực, giảm mạnh, bãi bỏ những thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Việc thực hiện chế độ "một cửa", "một cửa liên thông" đã được triển khai và được xem như là một giải pháp trong đổi mới phương thức làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, kiểm soát chặt chẽ việc giải quyết thủ tục hành chính, tăng cường tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức, viên chức".
Việc xây dựng kênh phản hồi chất lượng dịch vụ qua đường dây nóng, gọi điện thoại phỏng vấn người dân, chấm điểm dịch vụ hành chính công đã thay đổi suy nghĩ và ứng xử của cán bộ công chức
"Kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới cho thấy, nhiều yêu cầu của hệ thống thủ tục hành chính minh bạch và hiệu quả chỉ có thể giải quyết được khi áp dụng công nghệ thông tin hệ thống hành chính điện tử”, Giám đốc Oxfam tại Việt Nam chia sẻ.
Bên cạnh đó, việc xây dựng kênh phản hồi chất lượng dịch vụ qua đường dây nóng, gọi điện thoại phỏng vấn người dân, chấm điểm dịch vụ hành chính công qua máy tính bảng đặt tại văn phòng một cửa cấp huyện đã thay đổi suy nghĩ và ứng xử của cán bộ hành chính công. Và vai trò và tiếng nói người dân cần được thể chế hóa vào Nghị định, đặc biệt trong các quy định về giám sát và đánh giá.
“Người dân chấm điểm càng cao về mức độ hài lòng, tỷ lệ hồ sơ được giải quyết đúng hẹn tăng, giảm số ngày hoàn thành thủ tục và giảm các trường hợp người dân phải trả các chi phí ngoài quy định pháp luật”, Giám đốc Oxfam tại Việt Nam chia sẻ thêm.