Sáng 18/5, hội nghị tổng kết dự án Đại dương không nhựa tại Đà Nẵng và chia sẻ các kết quả, thực hành tốt với các tỉnh miền Trung” đã diễn ra tại Đà Nẵng, do Trung tâm Nghiên cứu môi trường và cộng đồng (CECR), Sở TNMT TP Đà Nẵng và Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam tổ chức, với sự tài trợ của Cơ quan phát triển Hoa Kỳ (USAID).
Theo Ban Tổ chức, Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia quản lý rác thải kém nhất thế giới. Việc xử lý rác thải hiện tại là chôn lấp; ngân sách Nhà nước không thể trợ cấp thêm cho chi phí xử lý chất thải rắn, nên bài học kinh nghiệm từ các nước là kêu gọi cộng đồng vào cuộc.
Ông Đinh Quang Cường - Phó Giám đốc Sở TNMT Đà Nẵng cho biết, để hạn chế tối đa rác thải nhựa, Đà Nẵng đã triển khai nhiều biện pháp, trong đó sử dụng chai thủy tinh trong các cuộc họp để thay chai nhựa và triển khai Đề án phân loại rác tại nguồn.
Sáng 18/5, Hội nghị tổng kết Dự án “Đại dương không nhựa tại Đà Nẵng và chia sẻ các kết quả, thực hành tốt với các tỉnh miền Trung” đã diễn ra tại Đà Nẵng với sự tham dự của đại diện Sở TNMT các tỉnh miền Trung
|
Dự án Đại dương không nhựa được thực hiện tại Đà Nẵng từ tháng 10/2017 đến tháng 3/2019, với các hoạt động chính: xây dựng và thúc đẩy các mô hình cộng đồng giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái chế rác thải tại cộng đồng; Truyền thông, tập huấn nâng cao nhận thức và thúc đẩy thay đổi hành thực hành các mô hình giảm thiểu cho các cơ sở kinh doanh du lịch, lưu trú, ngư dân, chủ tàu thuyền; tổ chức các sự kiện môi trường lớn và các diễn đàn chính sách về quản lý rác thải nhựa...
Sau thời gian triển khai, Dự án đã thực hiện được 169 chương trình tập huấn tuyên truyền; tổ chức tập huấn, nâng cao kiến chức cho 138.840 người; 21.000 hộ gia đình thực hành phân loại rác tại nguồn; tập huấn cho 500 tàu thuyền cam kết không xả thải chai nhựa ra môi trường; thu gom 7.690 kg rác thải nhựa; thu gom 29.851 kg rác tài nguyên; gây quỹ hoạt động từ hoạt động thu gom rác...