Hình minh họa |
Trước tất cả những cuộc thảo luận về khả năng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay thế các bác sĩ, Eric Topol vẫn không hề lo lắng. Topol là một bác sĩ tim mạch tại Viện nghiên cứu Scripps, một nhà di truyền học, đồng thời là tác giả của một số cuốn sách về tương lai của ngành y tế.
Trong cuốn sách mới nhất của mình có tên Deep Medicine: Làm thế nào trí thông minh nhân tạo có thể làm cho con người khỏe mạnh trở lại, Topol lập luận rằng con người luôn khao khát sự chăm sóc từ đồng loại, và trí tuệ nhân tạo có thể giúp tăng cường mối liên kết đó - nếu các bác sĩ sẵn sàng ủng hộ lợi ích kinh tế mà nó mang lại.
Tờ The Verge đã có cuộc phỏng vấn với Topol về cách thức hoạt động của ngành chăm sóc sức khỏe ngày nay, mối quan tâm của cá nhân về sức khỏe trong thời đại của trí tuệ nhân tạo cũng như tầm quan trọng của những đóng góp từ các bác sĩ.
“Thực sự thì mối quan hệ này đang ngày càng xấu đi. Thời gian tương tác giữa bác sĩ và bệnh nhân đang bị rút ngắn dần. Và vấn đề không chỉ nằm ở thời gian. Giờ đây các bác sĩ đang phải làm công việc của chuyên viên thu thập dữ liệu. Họ không thể lắng nghe tâm tư của bệnh nhân trong khi bận ghi chép. Do vậy cảm giác thất vọng, kiệt sức và chán nản là điều mà nhiều bác sĩ đang phải chịu đựng.
Thêm vào đó, những dữ liệu thu thập được từ bộ gen và cảm biến là rất hữu ích, tuy nhiên không được cung cấp đầy đủ cho các chuyên viên y tế. Trong cuốn sách của mình tôi có đề cập đến việc những thông tin này đã không đến tay được các bác sĩ và những chuyên viên chăm sóc cho tôi, điều làm cho quá trình chữa trị kéo dài và đau đớn hơn. Thực tế này củng cố quan điểm rằng nếu những dữ liệu này được cung cấp một cách đến nơi đến chốn, quá trình điều trị sẽ an toàn và có hiệu quả hơn", bác sĩ Eric Topol cho biết thêm.
Khi được hỏi về việc liệu trí tuệ nhân tạo có thể thay thế được các bác sĩ hay không, vị bác sĩ này chia sẻ: “Bệnh nhân không chỉ cần sự giám sát của các bác sĩ bởi khi máy móc trục trặc, cái họ cần hơn là sự thân mật trong giao tiếp giữa người với người. Tôi ý thức được điều đó quý giá tới mức nào. Tuy nhiên theo thời gian ngành công nghiệp dược phẩm (điều chế thuốc thang) đã lấn át mối quan hệ này, và sẽ rất khó để tìm lại".
Trí thông minh nhân tạo có thể nhìn thấy những thứ mà con người không thể. Có rất nhiều ví dụ cho thấy khả năng này. Bệnh nhân có thể xác định kali trong máu trên đồng hồ của mình mà không có máu. Họ cũng có thể phân tích võng mạc để xác định giới tính của thai nhi với độ chính xác cao. Ngoài ra máy phân tích nội soi sẽ nhận ra các polyp bị các bác sĩ bỏ qua. Và còn nhiều lợi thế nữa.
Tuy nhiên điều mà AI khó có thể đem lại, tất nhiên, là các nghiên cứu triển vọng, được thực hiện nghiêm ngặt, nghiêm túc với việc xác nhận và nhân rộng. Điều mà chỉ các bác sĩ qua quá trình làm việc thực tế cũng như tận tình bên cạnh bệnh nhân mới đúc rút ra được.
Nếu trong tương lai gần AI có thể làm cả hai việc - chẩn đoán và tích hợp tất cả các nguồn dữ liệu liên quan lại với nhau, điều này sẽ mang lại lợi ích gì cho việc khám chữa bệnh? Trước câu hỏi này, bác sĩ Eric Topol chia sẻ: "Đó là một câu chuyện khác. Khi gặp bệnh nhân, bác sĩ thường không dựa cả vào thông tin trên giấy để đưa ra phác đồ điều trị. Họ sẽ nghiên cứu kĩ lý thuyết để áp dụng thích hợp cho từng người bệnh. Họ sẽ cố gắng xây dựng một mối quan hệ thân thiết và từ đó đưa ra những lời khuyên hữu ích cũng như sự đồng cảm tới những người đang cần được chăm sóc.
Lợi ích sẽ đến với cả bệnh nhân và bác sĩ. Người dân cắt giảm được chi phí và cũng như đảm bảo được quyền lợi hơn với dữ liệu họ nhận được từ các thuật toán, đồng thời các bác sĩ cũng trút bớt được gánh nặng.”
Theo Sở hữu Trí tuệ & Sáng tạo
https://sohuutritue.net.vn/vai-tro-cua-tri-thong-minh-nhan-tao-trong-y-hoc-d49380.html