Uber sẽ rời khỏi Việt Nam?

VietTimes -- "Ông chủ mới" của Uber bóng gió rằng hãng chỉ nên tập trung vào phát triển tại các thị trường như Mỹ, châu Âu, Mỹ Latin và Australia. Đồng nghĩa với việc Uber sẽ rời bỏ thị trường châu Á, trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân được cho là để tránh cạnh tranh với những đối tác mà "ông chủ" mới của Uber đang rót tiền vào.
Ảnh minh họa. VietTimes
Ảnh minh họa. VietTimes

Ngày 18/1 vừa qua, Tập đoàn viễn thông đa quốc gia của Nhật Bản SoftBank đã "rót" 9,3 tỷ USD vào Uber, chính thức trở thành nhà đầu tư lớn nhất của Uber, tờ Business Insider đưa tin.

Uber hy vọng khoản đầu tư này sẽ cho phép công ty mở rộng dịch vụ và tăng lượng khách hàng tại nhiều nơi hơn trên thế giới, nhưng điều này dường như đang trái ngược với tầm nhìn của Softbank.
Theo đó, ngay sau khi thương vụ này hoàn tất, SoftBank bắt đầu thể hiện uy thế của nhà đầu tư lớn nhất khi bóng gió nói về việc Uber sẽ rời thị trường châu Á.

Cụ thể, theo ông Rajeev Misra, thành viên Ban giám đốc mới của Uber, và là người của SoftBank nhận định Uber sẽ thu được lợi nhuận nhanh hơn nếu rời bỏ một số thị trường quốc tế, và tập trung vào các thị trường khác, như các thị trường như Mỹ, châu Âu, Mỹ Latin và Australia.

Như vậy, thị trường mà  ông Rajeev Misra không đề cập ưu tiên phát triển là châu Á và châu Phi

Nguyên nhân được cho là Softbank đang tránh cuộc cạnh tranh giữa Uber với những đối tác mà SoftBank rót tiền vào. 

Được biết, Softbank cũng nắm cổ phần đáng kể tại một số công ty gọi xe lớn nhất thế giới, bao gồm các đối thủ của Uber như Ola của Ấn Độ, Didi của Trung Quốc, 99 ở Brazil và Ola ở Ấn Độ.

Đặc biệt, điều đáng nói là SoftBank cũng có cổ phần lớn trong hãng đi chung xe  Grab - dịch vụ vận chuyển đang hoạt động mạnh ở các thị trường châu Á như Malaysia, Indonesia, Phillipines, Thái Lan, Myanmar, Cambodia và Việt Nam. 

Uber sẽ rời khỏi Việt Nam? ảnh 1Uber sẽ rời khỏi thị trường châu Á và châu Phi

Vì thế, trong ngày  đầu tiên với mối quan hệ hợp tác mới, SoftBank đã bóng gió muốn lái Uber ra khỏi những thị trường mà các công ty trên đang cạnh tranh. Bởi vì, điều đó sẽ chia cắt thị trường đi chung xe và ảnh hưởng đến nhu cầu lợi ích của SoftBank, ngay cả khi điều đó không phù hợp với tham vọng toàn cầu của Uber.

Nhưng thực tế, CEO Kalanick bị trục xuất của Uber vẫn là một thành viên Ban giám đốc, là một cổ đông lớn, và vẫn rất nhiệt tình giúp Uber đấu với đối thủ, có thể là bằng mọi giá. Nhà báo Mike Isaac của báo New York Times sau khi đọc bài phỏng vấn của Misra trên Financial Times, đã viết trên Twitter rằng: “Hợp đồng ký kết giữa SoftBank và Uber vẫn chưa ráo mực, Rajeev Misra của SoftBank đã nói về cách Uber nên điều hành kinh doanh như thế nào. Thật kinh ngạc! Kịch hay chỉ mới bắt đầu”.

Từ khi ra mắt lần đầu tại thị trường châu Phi vào năm 2013, bất chấp sự chống đối cứng cỏi từ các đối thủ, Uber nhanh chóng mở rộng tại 8 quốc gia, bao gồm Nam Phi, Kenya, Nigeria, Tanzania, Uganda, Ghana, Ai Cập và Morocco.

Trong 4 năm ở châu Phi, Uber đã có những tiến bộ đáng kể. Ai Cập là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất trên toàn cầu. Trong 16 tháng đầu tiên ở Lagos, Uber phát triển nhiều hơn 30% xe so với 16 tháng đầu tiên ở London.

Tại Ghana, Uber hợp tác với Bộ Giao thông nước này phát triển một khuôn khổ pháp lý cho công nghệ chia sẻ xe, đảm bảo rằng công ty sẽ không phải đối mặt với những vấn đề tương tự mà họ gặp phải ở các thị trường khác. Tính đến tháng 10/2017, ứng dụng UberEATS đã có hơn nửa triệu lượt tải ở Nam Phi – thị trường lớn nhất của Uber ở châu Phi.

Tổng hợp