Trung Quốc, Ấn Độ đối đầu: Ai hưởng lợi?

Sự đối đầu giữa Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực cao nguyên Dokalam nằm ở ngã ba biên giới bang Sikkim của Ấn Độ, Bhutan và khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc vẫn chưa dứt.
Bính sĩ Ấn Độ và Trung Quốc trong một cuộc tuần tra chung
Bính sĩ Ấn Độ và Trung Quốc trong một cuộc tuần tra chung

Chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin nhận xét, khủng hoảng trên biên giới Trung Quốc - Bhutan kèm theo căng thẳng kéo dài giữa quân đội Trung Quốc và các lực lượng Ấn Độ bảo vệ Bhutan xảy ra vào thời điểm bất lợi nhất, đặc biệt nếu xét từ góc độ Bắc Kinh.

Với giới lãnh đạo Trung Quốc, nhiệm vụ hàng đầu lúc này là chuẩn bị cho Đại hội XIX Đảng, sự kiện quan trọng sẽ xác định phương hướng phát triển cho đất nước trong vòng 5 năm tới. Trước đó, vào đầu tháng 9 tại Hạ Môn (Trung Quốc) sẽ diễn ra hội nghị thượng đỉnh BRICS.

Tất nhiên, việc diễn đàn quốc tế này diễn ra suôn sẻ là rất quan trọng đối với ông Tập Cận Bình. Trong bối cảnh đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không thể cho phép mình tỏ ra thiếu cương quyết. Những tuyên bố cứng rắn của truyền thông Trung Quốc trong điều kiện hiện nay xuất phát từ bối cảnh này.

Trước đây, những bước làm tương tự thường không dẫn tới hậu quả gì nghiêm trọng. Trong khi đó, đối với Ấn Độ những hành động của Trung Quốc có thể được hiểu như sự gây hấn.

Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực biên giới
Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực biên giới

Ấn Độ tỏ ra lo ngại trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc với các nước nhỏ hơn ở Nam Á. Bhutan và Ấn Độ vốn có mối quan hệ đặc biệt, Ấn Độ đảm bảo an ninh và đối ngoại của đất nước này. Trong những năm gần đây, Bhutan tăng dần độc lập trong quan hệ đối ngoại khiến Ấn Độ quan ngại. Trở thành sàn đấu cạnh tranh Trung Quốc - Ấn Độ còn có các nước khác trong khu vực. Sự phát triển hợp tác kinh tế và quân sự-kỹ thuật của Trung Quốc với Bangladesh và Sri Lanka không thể làm chính phủ Ấn Độ hài lòng.

Tăng cường hơn nữa cạnh tranh không có lợi cho cả đôi bên. Bất chấp mọi nỗ lực mở rộng ảnh hưởng ở Nam Á, Trung Quốc vẫn không đủ khả năng gạt Ấn Độ sang bên bằng cách đẩy Dehli tới sự hợp tác an ninh chặt chẽ hơn với Washington.

Nếu sự suy giảm quan hệ không thể đảo ngược xảy ra, nhờ quân đội và tổ hợp công nghiệp quốc phòng hùng mạnh hơn và địa thế Tây Tạng, Trung Quốc có những tiềm lực rất lớn mạnh để gây phức tạp cho vị thế chiến lược của Ấn Độ. Để đáp lại việc quân đội Trung Quốc triển khai thường xuyên lực lượng bổ sung ở Tây Tạng, đặc biệt là các bộ phận thuộc binh chủng tên lửa, Ấn Độ sẽ cần đến những phản ứng cực kỳ tốn kém và phiền hà, nhưng chưa chắc đã là đủ để đảm bảo an ninh cho Ấn Độ.

Theo chuyên gia Nga, không ít các nước bên thứ ba hiện không muốn tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc được giải quyết dứt điểm. Chẳng hạn, ngày 16/7, truyền thông Pakistan và mạng xã hội lan truyền tin tức bịa đặt về cuộc tấn công tên lửa của Trung Quốc vào trạm biên phòng Ấn Độ.

Lúc này, đối với cả Ấn Độ cũng như Trung Quốc sẽ vô cùng quan trọng việc tìm ra giải pháp thỏa hiệp cho khủng hoảng. Đối đầu gay gắt nhằm tranh giành ảnh hưởng ở các nước trong khu vực không phù hợp lợi ích của cả hai bên mà càng gây thêm thiệt hại cho quan hệ kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ, có nguy cơ lớn lên thành xung đột quân sự.

Theo Sputnik