Trong tương lai, con người sẽ trở thành sinh vật “nửa người nửa máy“?

VietTimes – Cyborg là thuật ngữ chỉ sinh vật cơ khí hóa. Cụ thể hơn, đó là những sinh vật tồn tại cả hai phần sinh học và nhân tạo. Ngày nay, cyborg đã được tích hợp hoàn hảo vào cơ thể con người để thay thế một số bộ phận bị thiếu hụt và thậm chí còn tăng cường một số chức năng tiêu biểu.
Con người trong tương lai sẽ là sự kết hợp giữa người và máy móc (ảnh: Futurism)
Con người trong tương lai sẽ là sự kết hợp giữa người và máy móc (ảnh: Futurism)

Ngày nay, cơ thể con người đã có khả năng kết hợp hoàn hảo với công nghệ, vượt xa trí tưởng tượng của chúng ta vài thập kỷ trước. Sức mạnh siêu nhiên, độ linh hoạt, và sự biến đổi giác quan không còn là khoa học viễn tưởng nữa  - chúng đã thực sự xuất hiện trong đời sống con người.

Vai trò quan trọng nhất ngày nay của Cyborg là tập trung vào hỗ trợ người khuyết tật. Công nghệ Cyborg có thể thay thế bộ phận trên cơ thể con người như: chân tay, nội tạng, và các giác quan. Thậm chí, nó có thể thay thế tăng cường các chức năng tiêu biểu trên cơ thể.

Dưới đây là 5 ứng dụng nổi bật nhất cho công nghệ Cyborg. Nó cho chúng ta biết loài người đã phát triển đến mức nào, và có thể tiến xa đến đâu trong tương lai.

1. Nghe màu sắc với ăng-ten

Trong tương lai, con người sẽ trở thành sinh vật “nửa người nửa máy“? ảnh 1

Chúng ta nhìn thấy bằng mắt và nghe bằng đôi tai. Ít nhất đó là cách thông thường để làm điều gì đó, nhưng không có ai gọi Neil Harbisson là bình thường. Nhà hoạt động xã hội – nghệ sỹ Neil Harbisson bị mù màu bẩm sinh. Năm 2004, ông quyết định cần phải thay đổi điều đó. Ông đã được cấy ghép một ăng-ten vào hộp sọ của mình. Nó không kết nối với một cái băng-đô hay một chiếc mũ. Một đầu các ăng-ten được gắn trực tiếp vào mặt sau của hộp sọ của ông, uốn cong lên phía trên đỉnh đầu và có một cảm biến ánh sáng ở đầu còn lại. Cảm biến ánh sáng này ghi lại màu sắc và gửi thông tin này tới một con chip nhúng trong hộp sọ. Con chip sẽ dịch các màu sắc trở thành âm thanh, cho phép ông "nghe " tần số vô hình như hồng ngoại và tia cực tím.

Ông nói rằng, “ Tôi không cảm thấy như tôi đang sử dụng công nghệ hay mang các thiết bị công nghệ. Tôi cảm thấy mình như một thiết bị công nghệ. Tôi không nghĩ các ăng-ten là thiết bị - đó là một phần cơ thể”.

Tuy nhiên, sự thay đổi trên cơ thể của ông không phải lúc nào cũng được chấp nhận: chính phủ Anh đã phản đối khi có ăng-ten xuất hiện trong bức ảnh hộ chiếu của Harbisson. Harbisson đã phải đấu tranh với chính phủ để giữ được nó. Kết quả là ông đã chiến thắng, và trở thành một Cyborg đầu tiên được công nhận hợp pháp.

2. Cánh tay giả sinh học Luke Arm

Trong tương lai, con người sẽ trở thành sinh vật “nửa người nửa máy“? ảnh 2

Cánh tay giả sinh học Luke Arm (đặt theo tên của Luke Sywalker) là một bộ phận giả tiên tiến giúp cho người đeo có cảm giác giác khi sờ chạm vào sự vật. Các điện cực trên da làm nhiệm vụ tiếp nhận các xung tín hiệu, sau đó truyền đến cơ bắp và chuyển tiếp đến một máy tính lắp bên trong tay giả. Bộ xử lý của máy tính chuyển đổi các thông tin thành chuyển động giúp các khuỷu khớp, cổ tay và bàn tay hoạt động. Người sử dụng điều phối các hoạt động phức tạp thông qua cảm biến lắp trên giày hoặc tại vị trí thích hợp.  Với sự tài trợ của Cơ quan các dự án phòng thủ tiên tiến Hoa Kỳ (DARPA), thiết kế hoàn thành đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt trong năm 2014.

Luke Arm được thương mại hóa lần đầu tiên khi cung cấp cho một nhóm nhỏ những quân nhân bị tàn tật vào cuối năm 2016. Những người khuyết tật bây giờ có thể mua các bộ phận giả thông qua các bác sĩ điều trị, nhưng thiết bị được cho là có giá khá đắt khoảng 100.000 USD.

3. Thị giác nhân tạo

Trong tương lai, con người sẽ trở thành sinh vật “nửa người nửa máy“? ảnh 3

Ở tuổi 20, Jens Naumann gặp tai nạn, những mảnh kim loại vỡ bắn vào mắt khiến anh bị mất thị lực. Năm 2002, ở tuổi 37, Naumann tham gia vào một cuộc thử nghiệm lâm sàng được thực hiện tại Viện Dobelle ở Lisbon, trong đó một máy ảnh truyền hình được kết nối thẳng vào não của ông. Các điểm sáng kết hợp hình thành các hình dạng và bản phác thảo của thế giới xung quanh, "loại tầm nhìn ma trận dạng chấm".  Thật không may, hệ thống chỉ thất bại sau vài tuần. Điều tồi tệ hơn khi William Dobelle, nhà phát minh của công nghệ này qua đời vào năm 2004 mà hầu như không có để lại tài liệu hướng dẫn khắc phục lỗi hệ thống thị giác nhân tạo của Naumann. Năm 2010, Naumann phải tiến hành phẫu thuật loại bỏ hệ thống này, và anh ấy phải chấp nhận mất khả năng thị giác hoàn toàn.

4. Bàn tay robot bebionic

Trong tương lai, con người sẽ trở thành sinh vật “nửa người nửa máy“? ảnh 4

Một công ty tạo hình nhân tạo đã tạo ra tay giả tinh vi nhất cho đến nay. Động cơ đơn lẻ di chuyển theo mỗi khớp nối một cách độc lập. Để giúp cho các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, Bebionic có sẵn 14 mẫu được tích hợp trước. Các động cơ có độ nhạy cao có thể thay đổi về tốc độ và áp lực phù hợp – đủ độ linh hoạt để người dùng giữ một quả trứng giữa ngón trỏ và ngón cái, và có thể nâng nhấc được vật lên đến 45 kg.

Bàn tay bebionic đã được thương mại hóa từ năm 2010. Các mô hình phát hành trong những năm qua đã cải thiện tuổi thọ pin, tính linh hoạt, và phần mềm.

5. Dự án “eyeborg”

Trong tương lai, con người sẽ trở thành sinh vật “nửa người nửa máy“? ảnh 5

Nhà làm phim Rob Spence của Toronto đã quyết định thay thế mắt bị hỏng của mình bằng một bộ phận giả được trang bị một máy quay video không dây. Nhờ sự hợp tác với công ty thiết kế modun không dây RF và một nhóm các kỹ sư điện, Spence đã tạo ra một vỏ bọc mắt giả có thể chứa đủ điện tử trong một không gian hạn hẹp, nhỏ bé.

Máy ảnh này có thể ghi lại 30 phút trước khi cạn kiệt pin. Spence đã sử dụng mắt giả của mình để quay một đoạn phim tài liệu có tên Deus Ex: The Eyeborg Documentary.

 
(Ảnh: Futurism)