Dự án được triển khai theo yêu cầu của tỷ phú Ray Dalio, nhà sáng lập Quỹ. Theo tạp chí Wall Street Journal, ông này muốn Quỹ hoạt động theo đúng tầm nhìn của mình, kể cả khi ông vắng mặt. Vai trò của nhiều người trong Quỹ sẽ không còn bó hẹp trong việc đưa ra những lựa chọn cá nhân mà là thiết kế nên những tiêu chí, theo đó hệ thống sẽ đưa ra những quyết định, can thiệp mỗi khi có vấn đề gì đó không ổn.
Bridgewater Associates hiện đang quản lý số vốn 160 tỷ USD. Từ đầu năm 2015, Quỹ đã lập một ê-kíp các nhà lập trình chuyên về lĩnh vực phân tích và trí tuệ nhân tạo có tên là Systematized Intelligence Lab. Êkip đặt dưới sự lãnh đạo của David Ferrucci, người phụ trách nhóm phát triển siêu máy tính Watson của hãng IBM từng đánh bại trí tuệ con người trong chương trình "Jeopardy!" năm 2011. Được biết, Jeopardy! Là một chương trình đố vui kiến thức truyền hình tại Mỹ với các câu đố có tính chất lịch sử, văn học, nghệ thuật, văn hóa đại chúng, khoa học, thể thao, địa lý, chơi chữ…
Bridgewater Associates hiện đã ở trình độ cao trong việc điều hành bằng dữ liệu, với rất nhiều cuộc họp được ghi lại và các nhân viên được yêu cầu đánh giá lẫn nhau trong ngày bằng cách sử dụng hệ thống xếp hạng có tên là “những dấu chấm”. Systematized Intelligence Lab đã xây dựng được bộ công cụ tích hợp những bảng xếp hạng đó vào một chương trình có tên là “Baseball Cards” - thẻ Bóng chày, cho phép có thể thấy những điểm mạnh và điểm yếu của các nhân viên. Một ứng dụng khác được đặt tên là The “Contract" - Hợp đồng, giúp nhân viên đặt ra mục tiêu mà họ muốn đạt tới và theo dõi xem họ triển khai các bước hiệu quả thế nào.
Những công cụ này chính là những dụng ban đầu của PriOS, một phần mềm quản lý toàn diện mà Dalio muốn áp dụng để đưa ra ba phần tư khối lượng những quyết định điều hành trong vòng 5 năm tới. Những dạng quyết định mà PriOS sẽ đưa ra bao gồm việc tìm ra những nhân sự phù hợp nhất cho các loại hình công việc cụ thể và xếp hạng những sự trái chiều về quan điểm tiềm ẩn trong các thành viên của nhóm khi xuất hiện sự bất đồng trong cách giải quyết vấn đề.
Công cụ này sẽ đưa ra các quyết định dựa trên các nguyên tắc do Dalio đặt ra về tầm nhìn của Quỹ đầu tư.
“Đó quả là một tham vọng, nhưng không phải điều gì thiếu cơ sở” - Devin Fidler- giám đốc nghiển cứu của Viện Vì Tương Lai, người cũng đã từng sáng tạo ra phiên bản điều hành thử nghiệm có tên là iCEO, nhận xét. “Có rất nhiều thứ trong công việc quản lý, về cơ bản là quản lý thông tin, là thứ mà phần mềm có thể thao tác rất tốt”.
Tự động hóa việc ra quyết định quả là hấp dẫn đối với các doanh nghiệp, bởi nó giúp tiết kiệm thời gian và loại trừ những sự thay đổi do cảm xúc của con người.
“Con người ta có ngày này ngày nọ và anh ta sẽ nhìn thế giới theo tâm trạng đó. Vào một ngày xấu trời, anh ta sẽ đưa ra những quyết định không chuẩn. Đối với một quỹ đầu tư, điều đó có thể hậu quả rất nghiêm trọng”, Fidler nói thêm.
Con người có cảm thấy vui vẻ khi nhận chỉ thị từ rô bốt - nhà quản lý không? Fidler không tin chắc lắm. Ông nói tiếp: “Con người có xu hướng không thích các thông điệp từ máy móc, vì thế rất cần có giao diện của con người. Tại những công ty nơi đã đạt trình độ cao về phân tích dữ liệu, các quyết định nhiều khi được đưa ra dựa trên các thuật toán thống kê, nhưng lại được chuyển tải bởi một người có thể diễn giải nó theo cảm xúc cụ thể”.
Nhà tương lai học Zoltan Istvan, người sáng lập Đảng Transhumanist (Đảng Người Siêu phàm) không đồng ý với quan điểm này. Ông nhận xét: “Con người rồi sẽ tuân thủ theo ý chí và sức mạnh của máy móc”. Minh chứng là hiện tại con người đã dựa vào GPS để tìm đường và lái máy bay theo chương trình lái tự động.
Tuy vậy, giai đoạn mà con người cần phải tương tác với các rô bốt - nhà điều hành - sẽ không kéo dài. Chẳng bao lâu nữa, sẽ không có lý do gì để chúng ta phải luẩn quẩn trong chuyện này. Con người có thể giải quyết tốt vấn đề, nhưng máy móc còn làm tốt hơn”.
Không chỉ lĩnh vực ngân hàng mới bị tác động mạnh. Một báo cáo của công ty công nghệ thông tin Accenture cho hay, trí tuệ nhân tạo sẽ giải phóng con người khỏi công việc hành chính đơn điệu buồn tẻ trong nhiều ngành khác nhau. Công ty tiến hành khảo sát 1.770 nhà điều hành tại 14 quốc gia để có đánh giá về tác động của trí tuệ nhân tạo đối với tình hình chỗ làm việc
“Thật kinh khủng” - rô bốt có thể trông bọn trẻ con hàng giờ mà không cần ai phải coi chúng.
Trí tuệ nhân tạo cuối cùng cũng chứng tỏ được rằng, nó rẻ hơn, hiệu quả hơn và có tiềm năng khách quan hơn so với con người”, các tác giả của đề án khảo sát đã viết trên tờ Harvard Business Review.
Tuy nhiên họ cho rằng, chúng ta không có gì phải lo lắng quá. “Điều đó chỉ có nghĩa rằng con người sẽ cần phải tập trung vào những việc mà chỉ có con người mới làm được”.
Về phía Quỹ Bridgewater Associates, họ không có hồi âm khi được yêu cầu bình luận về bản khảo sát trên.
Theo The Guardian