Trí tuệ nhân tạo đóng “vai trò then chốt” trong tương lai doanh nghiệp

VietTimes -- Theo nghiên cứu mới đây của IBM, hơn 73% các CEO dự đoán rằng điện toán nhận thức, tức công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ đóng vai trò then chốt trong tương lai kinh doanh của họ. Thông cáo báo chí công bố kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận rằng, hơn 50% các CEO dự định sẽ  áp dụng các công nghệ này vào năm 2019.
Trang đầu Báo cáo kết quả nghiên cứu của IBM
Trang đầu Báo cáo kết quả nghiên cứu của IBM

Về câu hỏi, trong lĩnh vực nào AI sẽ gây tác động mạnh mẽ nhất, những người được phỏng vấn đã ba lĩnh vực là công nghệ thông tin, bán hàng và bảo mật thông tin. 6.000 giám đốc điều hành được điều tra cho biết, họ mong đợi một khoản thu hồi 15% vốn đầu  tư cho AI của họ.

Liên quan đến CNTT, thông cáo báo chí cho hay, các giải pháp nhận thức có thể cải thiện phát triển và thử nghiệm phần mềm, dẫn đến hiệu quả hơn, linh động hơn, và khuếch trương mạnh hơn các giải pháp thiết kế. Các chuyên gia bán hàng sẽ được tiếp cận với dữ liệu tốt hơn để quản lý khách hàng tiềm năng và đạt hiệu quả hơn trong việc quản lý kế toán. Thông cáo báo chí cũng ghi nhận, điện toán nhận thức có thể tăng tốc độ phát hiện các mối đe dọa và gian lận, giảm nhẹ công việc cho các nhân viên.

BM được biết đến với Watson  - một giải pháp điện toán nhận thức đã giành chiến thắng trong chương trình truyền hình Jeopardy. Trong khi IBM tự tách mình khỏi thuật ngữ "AI" khi sử dụng thuật ngữ  "điện toán nhận thức", các công nghệ này cũng nhằm đạt được những mục tiêu tương tự.

Trong một phần của công trình nghiên cứu, IBM đã đưa ra các khuyến nghị cụ thể về cách thức các doanh nghiệp có thể sử dụng AI, cũng là điện toán nhận thức để quản lý những nỗ lực chuyển đổi số hóa của họ. Còn những người mới bắt đầu, đối với họ, việc lập kế hoạch là điều mang tính quyết định, IBM đề xuất vạch ra chiến lược 18 đến 24 tháng để áp dụng các công nghệ này.

Những ưu tiên theo đánh giá của các CEONhững lĩnh vực bị trí tuệ nhân tạo tác động mạnh mẽ nhất theo đánh giá của các CEO

"Xác định trường hợp đổi mới doanh nghiệp hoặc các bộ phận doanh nghiệp, hệ số hiệu quả công việc (KPIs) và các mục tiêu. Áp dụng mô hình hoạt động và quản trị có mục tiêu nhằm hỗ trợ chiến lược này", thông cáo báo chí cho biết.

Tiếp theo là giai đoạn tư duy. Định kỳ, doanh nghiệp nên đánh giá thị trường và phản ứng của các tập khách hàng. Sử dụng các công nghệ này tiến hành thử nghiệm để phát triển các phương pháp tốt nhất và các trường hợp phổ biến. Cần phải điều chỉnh tiêu chuẩn cho thích hợp với tổ chức của doanh nghiệp.

Sau đó, người dùng nên ấp ủ và mở rộng ý tưởng, cũng như làm việc với các nguyên mẫu mới để giải quyết các vấn đề kinh doanh cụ thể.

"Hãy thiết kế và thực hiện các mô hình thử nghiệm với sự mềm dẻo, ít  rủi ro đối với các khách hàng hiện có và các hoạt động kinh doanh. Khi những nhận thức đã ra lò, được  thương mại hóa và mở rộng, hãy sử dụng một mô hình quản lý khéo léo để định kỳ xem xét tiến bộ và giá trị và cần điều chỉnh khi có nhu cầu" - thông cáo báo chí cho biết.