Quyết định gia hạn lệnh cấm của chính phủ Mỹ chủ yếu nhắm vào Huawei mặc dù ZTE – một hãng sản xuất phần cứng điện thoại khác của Trung Quốc – cũng có tên trong “danh sách đen”.
Lệnh cấm bắt nguồn từ năm 2019, ở đỉnh điểm của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Được mệnh danh là Đạo luật Quyền lực Kinh tế Quốc tế, nó đã trao cho Tổng thống quyền điều chỉnh thương mại trong trường hợp khẩn cấp khi có quốc gia đe dọa đến an ninh của nước Mỹ.
Ảnh: Engadget
|
Lệnh cấm này ngăn cản các công ty như Huawei mua công nghệ và linh kiện của Mỹ. Nhiều công ty điện tử trên thế giới hiện nay phụ thuộc nhiều vào các nhà sản xuất chip của Mỹ và các công ty công nghệ khác. Mặc dù Huawei sản xuất và sử dụng chipset và modem của riêng của mình, nhưng hãng vẫn sử dụng kiến trúc của hãng ARM của Anh.
Lệnh cấm cũng có nghĩa là Huawei không thể cài đặt sẵn các ứng dụng từ các mạng truyền thông xã hội phổ biến bao gồm Facebook, Twitter, Instagram và WhatsApp.
Trước khi lệnh cấm Huawei có hiệu lực, công ty đã có sự hiện diện khá phổ biến ở Mỹ. Một báo cáo trên tờ New York Times ước tính rằng công ty đã bán thiết bị cho khoảng 25% các nhà mạng nhỏ ở Mỹ. Điều này giúp cho người dân khu vực nông thôn Mỹ có được giá cước viễn thông rẻ.
Hiện tại, mặc dù Huawei bị cấm bán thiết bị ở Mỹ nhưng đã giành được khá nhiều hợp đồng tại các quốc gia khác trên thế giới. Người khổng lồ viễn thông Trung Quốc mới đây cũng đã ra mắt một hệ điều hành di động mới để thay thế cho hệ điều hành Android trên các smartphone mang thương hiệu Huawei.
Theo Digital Trends