Nền kinh tế số hoá (hay còn gọi là nền kinh tế Internet hoặc kinh tế mới) là một nền kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số. Lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số phát triển đã mở đường cho sự đổi mới và phát triển trên toàn cầu. Những tiến bộ công nghệ trong nhiều năm qua đã tác động vào các ngành kinh doanh cũng như mọi khía cạnh của cuộc sống.
Một báo cáo mới từ Tổ chức Liên minh không tiền mặt (Better Than Cash Alliance) thuộc Liên Hiệp Quốc (LHQ) vừa công bố 10 bước đi thực tiễn giúp chính phủ và doanh nghiệp các quốc gia từ bỏ nền kinh tế nặng tiền mặt và tiến dần đến các phương thức thanh toán điện tử:
1. Phát triển cơ sở hạ tầng chấp nhận thanh toán đối với các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ nhằm ứng dụng sâu rộng đối với khách hàng và các doanh nghiệp lớn hơn.
2. Vận dụng các mạng lưới và nền tảng sẵn có nhằm phân phối các sản phẩm và dịch vụ thanh toán điện tử, từ đó mở rộng các phương thức thanh toán điện tử một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả chi phí.
4. Tạo dựng khả năng tương tác nhằm phá bỏ rào cản giới hạn giao dịch điện tử trong một nền tảng thanh toán duy nhất, từ đó gia tăng khả năng ứng dụng và chấp nhận thanh toán.
5. Phát triển chương trình nhận diện chuyên biệt để các doanh nghiệp thuộc cả khu vực công và tư nhân đều có thể tham gia được nhằm xác định các bên có thể thúc đẩy thanh toán điện tử và đảm bảo việc tiếp cận tài chính cho tất cả mọi người. Các chương trình bảo vệ người dùng được xem là thiết yếu nhằm đảm bảo tính bảo mật, an toàn và khả năng quản lý dữ liệu.
6. Số hoá các quy trình sử dụng thông thường mà người dùng cá nhân thường sử dụng trong giao dịch nhằm gia tăng sự tiện dụng và tần suất sử dụng thanh toán và giao dịch điện tử.
7. Số hoá thanh toán chính phủ nhằm phát triển môi trường thanh toán điện tử thông qua tiết kiệm chi phí giao dịch và gia tăng khả năng tiếp cận của người dân với các phương thức này.
8. Số hoá việc phát hành biên lai chính phủ nhằm tăng tính tiện dụng của các phương thức thanh toán điện tử đối với người dùng cá nhân và doanh nghiệp, từ đó giảm thiểu thất thoát, và giúp tăng trưởng doanh thu. Việc hợp tác với khu vực tư nhân là điều tối quan trọng.
9. Tạo dựng hệ thống pháp lý nhằm thúc đẩy cải tiến công nghệ và việc sử dụng có trách nhiệm, thông qua việc thấu hiểu những khác biệt và rào cản của pháp luật hiện hành, đồng thời kết nối các bên liên quan.
10. Ban hành các chính sách khuyến khích và cải thiện tính tiện lợi của thanh toán điện tử nhằm ứng dụng nhanh chóng và rộng khắp phương thức thanh toán điện tử.
Việc am hiểu các nhân tố này sẽ giúp các chính phủ hoạch định chiến lược phù hợp nhằm ứng dụng một cách tốt nhất những kiến thức trên cho từng thị trường riêng biệt. Báo cáo này đi kèm với một bộ công cụ nhằm giúp các nhà lập pháp và các bên liên quan phát triển những chương trình chính sách tương tự.