Tham quan các di tích lịch sử nổi tiếng bằng công nghệ thực tế ảo của Google

VietTimes -- Google đang hợp tác với CyArk, một công ty phi lợi nhuận chuyên về quét hình ảnh laze 3D để xây dựng các kỳ quan thế giới bằng công nghệ VR (thực tế ảo).
Hình ảnh ngôi đền Ananda Ok Kyaung ở Myanma đã được CyArk phục dựng (Ảnh Google)
Hình ảnh ngôi đền Ananda Ok Kyaung ở Myanma đã được CyArk phục dựng (Ảnh Google)

Google đang hợp tác với công ty CyArk, một công ty phi lợi nhuận chuyên về lĩnh vực quét hình ảnh laze 3D, để bảo tồn các di tích lịch sử đang bị hư hại nghiêm trọng do những hoạt động của con người và các thảm họa thiên nhiên. Được gọi là Open Heritage, dự án này sẽ sử dụng công nghệ quét laze để thu thập tất cả các dữ liệu liên quan đến một di tích lịch sử nhằm tái tạo lại bằng hình ảnh thực tế ảo, từ đó giúp chúng ta bảo tồn và thăm quan trực tuyến các khu di tích này trên máy tính, điện thoại thông minh hoặc bằng kính thực tế ảo.

“Với công nghệ hiện đại này, chúng ta có thể thu được hình ảnh những di tích này một cách chi tiết nhất, bao gồm cả màu sắc và bố cục và các dạng hình học do các máy quét laze thu được với độ chính xác đến milimet bằng hình ảnh 3D”, ông Chance Coughenour, một nhà khảo cổ số và giám đốc chương trình với nền tảng Google Arts and Culture cho biết trong một cuộc họp báo. “Những hoạt động của chúng tôi giúp bảo tồn và cho phép người dân có điều kiện tham quan tất cả các di tích trên toàn thế giới. Đầu tiên chúng tôi sẽ tập trung hợp tác với các bảo tàng để đưa các công trình nghệ thuật lên mạng cùng với phong cách trưng bày kiểu Street View của các bảo tàng nổi tiếng. Sau đó sẽ mở rộng trọng tâm sang nhiều kiểu nghệ thuật và văn hóa khác nhau, cũng như các phương tiện truyền thông có tính tương tác như là các chuyến tham quan bằng công nghệ thực tế ảo và các công cụ giáo dục khác".

CyArk, một công ty phi lợi nhuận có trụ sở ở Oakland, California, được thành lập năm 2003, với tôn chỉ là kênh văn hóa và nhân văn thông qua công nghệ mà nhà sáng tạo Ben Kacyra đã phát triển thành nhà đồng sáng lập và CEO của Cyra Technologies, một công ty ở khu vực Bay Area chuyên về lập bản đồ, mô hình hóa bằng laze và các sản phẩm CAD cho các kỹ sư, kiến trúc sư và các công ty xây dựng. Ông Kacyra nói chính việc phải chứng kiến hình ảnh Taliban hủy hoại bức tượng Phật 1.500 năm tuổi ở Bamiyan, Afghanistan năm 2001, đã thôi thúc ông thành lập công ty CyArk để sử dụng công nghệ lập bản đồ laze của Cyra.

Chính hoạt động phá hoại di tích văn hóa cổ đại này là mối quan tâm của Kacyra, và sứ mệnh của CyArk đó là phục dựng những di tích lịch sử trước khi chúng gặp phải thảm họa tương tự như bức tượng phật ở Bamiyan. Công ty này cũng đã nỗ lực phục dựng bằng cách sử dụng các phiên bản hiện đại hơn của hệ thống quét laze ban đầu được Kacyra hỗ trợ phát minh ở Cyra, cũng như hình ảnh có độ phân giải cao do các drone và camera DSLR chụp lại.

Hình ảnh ngôi đền Ananda Ok Kyaung ở Myanma đã được CyArk phục dựng (Ảnh Google)

Một điển hình về di tích đã được phục dựng bằng hình ảnh 3D đó là ngôi đền Ananda Ok Kyaung tại Bagan, Myanma. Ngôi đền này đã bị phá hủy trong một trận động đất năm 2016. CyArk đã nỗ lực lập bản đồ ngôi đền trước khi bị động đất phá hủy, và hiện nay một tour du lịch bằng hình ảnh 3D có tính tương tác đến ngôi đền này là một trong những trải nghiệm mà sáng kiến Open Heritage đã thành công trong việc mang lại cho chúng ta. Bên cạnh ngôi đền Ananda Ok Kyuang, hiện đã có 24 di tích lịch sử khác ở 18 quốc gia đã được CyArk phục dựng lại, trong đó nổi tiếng nhất là cung điện Al Azem Palace ở Damascus, Syria và thành phố cổ từ thời Maya có tên Chichen Itza ở Mexico.

“Với rất nhiều di tích, chúng tôi cũng đã phát triển các mô hình 3D phức tạp cho phép người xem có thể quan sát được mọi góc cạnh bằng cách sử dụng ứng dụng xem Google Poly 3D mới trên nền tảng Google Arts & Culture. Trong hơn 7 năm qua, chúng tôi đã hợp tác với 1.500 bảo tàng từ hơn 70 quốc gia để làm giàu thêm kho dữ liệu trực tuyến và cho phép người xem được trải nghiệm nhiều hơn các giá trị văn hóa của thế giới. Dự án này đánh dấu một chương mới cho nền tảng Google Arts & Culture, bởi đây là lần đầu tiên chúng tôi đưa các di tích lịch sử bằng hình ảnh 3D lên nền tảng này”, ông Coughnour nói.

Ảnh Google

Google và CyArk cũng đang lên kế hoạch phát hành kho dữ liệu gốc của các mô hình này. Các nhà nghiên cứu và các tổ chức quan tâm cũng có thể xin phép tải kho dữ liệu này về nhằm xây dựng các ứng dụng hoặc phân tích đa chiều giúp bảo tồn và khôi phục và di tích trong thực tế. Các mô hình Open Heritage sẽ đựa được đưa lên trực tuyến và trên các ứng dụng di động Google Arts and Culture cho iOS và Android. Các ứng dụng di động này cũng sẽ hỗ trợ các chuyến thăm quan bằng công nghệ thực tế ảo qua nền tảng Daydream của Google.