- Thưa ông, dư luận xã hội cho rằng thật đáng tiếc cho nhóm các bị cáo nguyên là giám đốc các chi nhánh, phòng giao dịch tại các tỉnh, thành phố. Vậy qua phiên tòa, có thể rút ra bài học cảnh báo nào dành cho người lao động nói chung?
Thẩm phán Trương Việt Toàn: Hành vi của các bị cáo nói chung và nhóm các bị cáo nguyên là giám đốc các chi nhánh, phòng giao dịch nói riêng đều xuất phát từ sự chỉ đạo của các bị cáo Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn.
Nguyễn Xuân Sơn đã “dựa” vào số tiền 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) gửi vào ngân hàng OceanBank để đặt vấn đề với Hà Văn Thắm rằng cần phải chi thêm tiền ngoài lãi suất trong hợp đồng. Điều này thể hiện rõ một nhóm lợi ích đã dựa vào tài sản Nhà nước để hòng kiếm lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Hà Văn Thắm đã thực hiện ý tưởng của Sơn và chỉ đạo tất cả các giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch phải cùng thực hiện.
Những bị cáo này đều là những người lao động, làm thuê hưởng lương. Khi bị truy tố, họ cho rằng thời điểm đó đang khủng hoảng tiền tệ, lạm phát tăng cao. Do đó, dù biết hành vi đó trái với quy định về trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước nhưng họ vẫn làm, nếu không làm thì ngân hàng sẽ phá sản.
Tôi cho rằng đấy chỉ là sự ngụy biện cho hành vi vi phạm pháp luật của họ. Thực tế, các bị cáo đã thực hiện chi lãi ngoài nhưng OceanBank vẫn bị lỗ. Theo kết quả kiểm toán năm 2014, OceanBank bị lỗ 14.000 tỷ đồng.
Điều rất đáng tiếc trong vụ án này chính là vai trò của các tổ chức xã hội trong các doanh nghiệp tư nhân nói chung và tại OceanBank nói riêng đã không phát huy được tính dân chủ.
Mặc dù OceanBank là một ngân hàng tư nhân nhưng đều có đầy đủ tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên. Nếu các đảng viên trong chi bộ OceanBank đều nhận thức được cái sai mà dám lên tiếng, dám bác bỏ, không thực hiện hành vi sai trái và các tổ chức xã hội phát huy được tính dân chủ, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động thì những sai phạm của họ không có cơ hội kéo dài và họ đã không phải đứng trước vành móng ngựa.
- Phiên tòa này được đánh giá là một bước tiến trong thực hiện cải cách công tác tư pháp. Ông đánh giá như thế nào về các giai đoạn xét xử trong phiên tòa?
- Thẩm phán Trương Việt Toàn: Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về công tác cải cách tư pháp đã ban hành gần 10 năm và trên thực tế, trong các phiên tòa tại Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội từ lâu vẫn diễn ra một cách rất dân chủ chứ không riêng gì phiên tòa này. Có chăng phiên tòa này chỉ khác về số lượng bị cáo tham gia đông hơn, xử dài ngày hơn nên thu hút được sự nhìn nhận, đánh giá của dư luận nhiều hơn.
Trong phiên tòa này, tính dân chủ và tranh tụng công khai được đảm bảo trên cơ sở mọi bị cáo chưa bị coi là có tội khi chưa có bản án có hiệu lực pháp luật. Vì thế, thái độ của Hội đồng xét xử đối với các bị cáo rất đúng mực, từ cách đặt câu hỏi đến phương thức đấu tranh với các bị cáo, Hội đồng xét xử đều không vi phạm quyền dân chủ và quyền con người của các bị cáo. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, nhất là Việt Nam đã tham gia Công ước quyền con người nên trong công tác tư pháp, quyền con người của các bị cáo - kể cả những người đang bị truy tố và xét xử - đều được đảm bảo. Chính điều này đã phát huy được tính dân chủ trong các phiên tòa.
Các giai đoạn xét xử trong phiên tòa này đều tạo điều kiện cho các luật sư, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan hoặc các nguyên đơn dân sự được trình bày, bày tỏ một cách rất tự nguyện toàn bộ những ý kiến, quan điểm của mình.
Đặc biệt, vai trò của đại diện Viện Kiểm sát trong suốt quá trình diễn ra phiên tòa được đánh giá rất cao. Thông qua việc đối đáp và tranh tụng tại phiên tòa, đại diện Viện Kiểm sát đã có một số thay đổi kịp thời về quan điểm luận tội, về đánh giá mức độ hành vi của các bị cáo. Điều này nói lên công tác tranh tụng của Viện Kiểm sát đặc biệt có ý nghĩa trong phiên tòa này.
- Thưa ông, quá trình diễn ra phiên tòa, cơ quan công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với hành vi vi phạm xảy ra tại một số đơn vị, tổ chức có liên quan đến giai đoạn 2 của vụ án. Dư luận đặt câu hỏi việc xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có sau này của những cá nhân có liên quan liệu có làm ảnh hưởng đến sự chuẩn xác của bản án sơ thẩm vừa tuyên không?
Thẩm phán Trương Việt Toàn: Tôi khẳng định là không. Việc cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án và khởi tố bị can một số cá nhân có hành vi liên quan đến vụ án này cũng sẽ không làm mất đi tính đồng phạm. Do đó, bản án tuyên ngày 29/9 hoàn toàn chuẩn xác. Trong giai đoạn 2 của vụ án, cơ quan tố tụng sẽ đánh giá tính chất, mức độ của các bị can đang bị khởi tố và đang bị điều tra.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Thẩm phán Trương Việt Toàn: Hành vi của các bị cáo nói chung và nhóm các bị cáo nguyên là giám đốc các chi nhánh, phòng giao dịch nói riêng đều xuất phát từ sự chỉ đạo của các bị cáo Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn.
Nguyễn Xuân Sơn đã “dựa” vào số tiền 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) gửi vào ngân hàng OceanBank để đặt vấn đề với Hà Văn Thắm rằng cần phải chi thêm tiền ngoài lãi suất trong hợp đồng. Điều này thể hiện rõ một nhóm lợi ích đã dựa vào tài sản Nhà nước để hòng kiếm lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Hà Văn Thắm đã thực hiện ý tưởng của Sơn và chỉ đạo tất cả các giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch phải cùng thực hiện.
Những bị cáo này đều là những người lao động, làm thuê hưởng lương. Khi bị truy tố, họ cho rằng thời điểm đó đang khủng hoảng tiền tệ, lạm phát tăng cao. Do đó, dù biết hành vi đó trái với quy định về trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước nhưng họ vẫn làm, nếu không làm thì ngân hàng sẽ phá sản.
Tôi cho rằng đấy chỉ là sự ngụy biện cho hành vi vi phạm pháp luật của họ. Thực tế, các bị cáo đã thực hiện chi lãi ngoài nhưng OceanBank vẫn bị lỗ. Theo kết quả kiểm toán năm 2014, OceanBank bị lỗ 14.000 tỷ đồng.
Điều rất đáng tiếc trong vụ án này chính là vai trò của các tổ chức xã hội trong các doanh nghiệp tư nhân nói chung và tại OceanBank nói riêng đã không phát huy được tính dân chủ.
Mặc dù OceanBank là một ngân hàng tư nhân nhưng đều có đầy đủ tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên. Nếu các đảng viên trong chi bộ OceanBank đều nhận thức được cái sai mà dám lên tiếng, dám bác bỏ, không thực hiện hành vi sai trái và các tổ chức xã hội phát huy được tính dân chủ, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động thì những sai phạm của họ không có cơ hội kéo dài và họ đã không phải đứng trước vành móng ngựa.
- Phiên tòa này được đánh giá là một bước tiến trong thực hiện cải cách công tác tư pháp. Ông đánh giá như thế nào về các giai đoạn xét xử trong phiên tòa?
- Thẩm phán Trương Việt Toàn: Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về công tác cải cách tư pháp đã ban hành gần 10 năm và trên thực tế, trong các phiên tòa tại Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội từ lâu vẫn diễn ra một cách rất dân chủ chứ không riêng gì phiên tòa này. Có chăng phiên tòa này chỉ khác về số lượng bị cáo tham gia đông hơn, xử dài ngày hơn nên thu hút được sự nhìn nhận, đánh giá của dư luận nhiều hơn.
Trong phiên tòa này, tính dân chủ và tranh tụng công khai được đảm bảo trên cơ sở mọi bị cáo chưa bị coi là có tội khi chưa có bản án có hiệu lực pháp luật. Vì thế, thái độ của Hội đồng xét xử đối với các bị cáo rất đúng mực, từ cách đặt câu hỏi đến phương thức đấu tranh với các bị cáo, Hội đồng xét xử đều không vi phạm quyền dân chủ và quyền con người của các bị cáo. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, nhất là Việt Nam đã tham gia Công ước quyền con người nên trong công tác tư pháp, quyền con người của các bị cáo - kể cả những người đang bị truy tố và xét xử - đều được đảm bảo. Chính điều này đã phát huy được tính dân chủ trong các phiên tòa.
Các giai đoạn xét xử trong phiên tòa này đều tạo điều kiện cho các luật sư, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan hoặc các nguyên đơn dân sự được trình bày, bày tỏ một cách rất tự nguyện toàn bộ những ý kiến, quan điểm của mình.
Đặc biệt, vai trò của đại diện Viện Kiểm sát trong suốt quá trình diễn ra phiên tòa được đánh giá rất cao. Thông qua việc đối đáp và tranh tụng tại phiên tòa, đại diện Viện Kiểm sát đã có một số thay đổi kịp thời về quan điểm luận tội, về đánh giá mức độ hành vi của các bị cáo. Điều này nói lên công tác tranh tụng của Viện Kiểm sát đặc biệt có ý nghĩa trong phiên tòa này.
- Thưa ông, quá trình diễn ra phiên tòa, cơ quan công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với hành vi vi phạm xảy ra tại một số đơn vị, tổ chức có liên quan đến giai đoạn 2 của vụ án. Dư luận đặt câu hỏi việc xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có sau này của những cá nhân có liên quan liệu có làm ảnh hưởng đến sự chuẩn xác của bản án sơ thẩm vừa tuyên không?
Thẩm phán Trương Việt Toàn: Tôi khẳng định là không. Việc cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án và khởi tố bị can một số cá nhân có hành vi liên quan đến vụ án này cũng sẽ không làm mất đi tính đồng phạm. Do đó, bản án tuyên ngày 29/9 hoàn toàn chuẩn xác. Trong giai đoạn 2 của vụ án, cơ quan tố tụng sẽ đánh giá tính chất, mức độ của các bị can đang bị khởi tố và đang bị điều tra.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo TTXVN
https://www.vietnamplus.vn/tham-phan-toa-an-ha-noi-noi-ve-ban-an-danh-cho-ha-van-tham/468588.vnp