Cụ thể, ba phương án gồm:
Phương án 1: điều chỉnh tương đương mức tăng CPI (4%) và mức tăng GDP (6%). Theo đó, mức LTTV tăng từ 250-350.000 đồng, tương đương 9,7-10,4% so với mức hiện tại. Trong đó, vùng 1: 3.850.000 đồng, tăng 350.000 đồng so với 2016; vùng 2: 3.400.000 đồng, tăng 300.000đồng; vùng 3: 2.980.000 đồng, tăng 280.000 đồng; vùng 4: 2.650.000 đồng, tăng 250.000 đồng.
Phương án 2: điều chỉnh tăng tương đương mức tăng CPI (4%) và khoảng 75% mức tăng GDP (4,5%). Theo đó mức lương tối thiểu vùng tăng từ 200-300.000 đồng, tương đương 8,6%. Cụ thể: Vùng 1: 3.800.000 đồng, tăng 300.000 đồng; vùng 2: 3.350.000 đồng, tăng 250.000đồng; vùng 3: 2.930.000 đồng, tăng 230.000 đồng; vùng 4: 2.600.000 đồng, tăng 200.000 đồng.
Phương án 3: điều chỉnh tăng tương đương mức tăng CPI (4%) và khoảng 50% mức tăng GDP (3,5%). Theo đó, mức lương tối thiểu vùng tăng từ 200-250.000 đồng, tương đương 7,1-8,3%. Cụ thể: Vùng 1: 3.750.000 đồng, tăng 250.000 đồng so với 2016; vùng 2: 3.330.000 đồng, tăng 230.000 đồng; vùng 3: 2.920.000 đồng, tăng 220.000 đồng; vùng 4: 2.600.000 đồng, tăng 200.000 đồng.
Tuy nhiên, VCCI chỉ đề xuất mức tăng là 4-5% để bù trượt giá năm 2016 và hướng tới đảm bảo nhu cầu tối thiểu của NLĐ. Theo đề xuất của VCCI, lương tối thiểu vùng 1 sẽ là 3.680.000 đồng, tăng 180.000đồng, vùng 2 là 3.250.000 đồng, tăng 150.000 đồng, và vùng 3 là 2.820.000 đồng, tăng 120.000 đồng, vùng 4 là 2.500.000 đồng, tăng 100.000 đồng.
Phương án của VCCI có chênh lệch khá lớn với đề xuất của Tổng LĐLĐVN, với mức tăng đề xuất là 11,11% trong năm 2017. Tổng LĐLĐVN cho rằng, mức điều chỉnh đề xuất này căn cứ trên các nguyên tắc quy định của pháp luật để điều chỉnh. Cụ thể là căn cứ vào Bộ luật lao động quy định mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ, điều kiện kinh tế xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động.
Đồng thời là căn cứ vào đến năm 2018 mức lương tối thiểu phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Việc tăng lương cần đảm bảo theo mức tăng năng suất lao động khoảng 6-6,5%/năm để cải thiện tiền lương.