Tại sao điện thoại mới vẫn chạy Android cũ?

Điện thoại mới xuất xưởng với phiên bản Android cũ chắc hẳn không phải là điều quá ngạc nhiên với chúng ta. Vậy lí do là gì? Chu kì phát hành của nó có ý nghĩa gì?
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Trên thị trường bạn vẫn đang thấy những chiếc điện thoại mới bán ra - những mẫu máy đắt tiền - vẫn chạy các phiên bản Android cũ kỹ. Không chỉ những mẫu điện thoại đã ra mắt được một thời gian, mà cả những thiết bị mới phát hành mà chúng ta đang chờ đợi để được sở hữu cũng không ngoại lệ. Đối với một số người, điều này có thể khiến họ khá khó chịu. Nhưng có một lí do dẫn đến điều này, và nó khá đơn giản.

Theo Android Central, đó chính là "chi phí cơ hội" (opportunity cost).Ý tưởng đằng sau chi phí cơ hội là tất cả các nguồn lực này phải được sử dụng một cách hiệu quả. Những nguồn này có thể là tiền, nhưng chúng cũng bao gồm những thứ như thời gian hay bất kỳ lợi ích doanh nghiệp nào khác. Chính vì điều này nên các nhà sản xuất buộc phải đưa ra sự lựa chọn bỏ qua một khoản phí về phần hệ điều hành, tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực tiền bạc, sức ép thời gian.

Thật không có gì lạ khi mà hầu hết các điện thoại chạy hệ điều hành Android không sử dụng các phiên bản mới nhất. Và lí do chính được đưa ra: Việc giữ cho điện thoại luôn cập nhật những phiên bản mới nhất không hề dễ dàng vì chế độ cấp phép phần mềm của Android, và không ai liên quan đến sản xuất phần cứng và phần mềm muốn cập nhật những thay đổi mới. Nhiều lí do tương tự như trên cũng được đặt ra khi chúng ta thấy một chiếc điện thoại mới, với vẻ ngoài bóng loáng sang trọng nhưng lại chạy phần mềm đã cũ.

Google chỉ tạo ra Android cho những sản phẩm mà họ bán. Họ cho phép các công ty như Samsung hay LG được phát triển một hệ điều hành riêng trên nền tảng của Android bất cứ lúc nào bằng cách cấp cho các công ty này giấy phép phần mềm tự do. Nhờ chính sách này mà Android nhanh chóng trở thành hệ điều hành thống trị so với các hệ điều hành khác. Và sự cấp phép đó cũng là lí do khiến điện thoại của bạn luôn chạy các phiên bản Android cũ, thậm chí là từ lúc bạn mua nó cho đến thời điểm hiện tại.

Bởi vì để phát triển hệ điều hành mới và tiến hành chạy thử nghiệm thì số tiền phải bỏ ra là không ít. Nhưng đôi khi điều này lại khá dễ dàng, chẳng hạn như những thiết bị chạy Android của BlackBerry luôn được cập nhật các bản vá bảo mật hằng tháng ngay khi Google vừa phát hành. Mã phần mềm mới được thiết kế để sáp nhập vào các mã hiện có, và việc mà các công ty cần làm là phải kiểm tra các phần họ đã thay đổi so với bản Google cung cấp. Tuy nhiên, trong thực tế để thay đổi và phát triển bộ lõi của Android lại là một vấn đề khác, thậm chí chỉ là từ Android 7.0 lên 7.1 cũng là một vấn đề lớn, nó cũng khá tốn kém.

Chu kì phần mềm so với chu kì phần cứng

Samsung có khả năng sẽ cho ra mắt Galaxy S8 vào cuối tháng 3/2017. Nó có thể được cài sẵn Android 7.0 (có thể là 7.1), nhưng cơ hội để nó chạy 7.1.1 (phiên bản chính thức mới nhất) là rất mong manh vì đó phiên bản vẫn chưa sẵn sàng khi Samsung đã hoàn thiện phần mềm theo cách họ muốn Galaxy S8. Tuy vậy, nó không phải là một vấn đề lớn vì Galaxy S8 sẽ chạy Android Nougat và cũng có ứng dụng hỗ trợ tương tự như Pixel của Google. Các điện thoại được phát hành trong thời gian đầu năm thường có được tất cả sự ưu ái như thế này và sẽ chỉ có một hoặc hai sản phẩm sau đó có thể nhận được sự ưu ái tương tự.

Nhưng điều này lại có thể trở thành vấn đề cho các sản phẩm được phát hành muộn hơn trong năm vì Android được cập nhật nền tảng hàng năm vào mùa thu, gần đây các phiên bản mới đã có một bản Beta để thử nghiệm, nhưng các công ty không thể xây dựng phần mềm của họ dựa trên các phiên bản Beta vì vậy bất kỳ mẫu điện thoại nào đang trong giai đoạn sản xuất cuối cùng trước khi các phiên bản Android mới ra mắt sẽ phải chạy trên nền tảng cũ. Điều đó có thể gây ra những tác động lớn khi nhắc đến khả năng tương thích an ninh và ứng dụng.

Trong cả hai trường hợp, thời gian phải mất cho việc ngưng sản xuất và cập nhật phần mềm trước khi tiến hành bán ra thị trường sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến số tiền mà các công ty có thể kiếm được khi bắt đầu bán các sản phẩm trên, hay nói cách khác số tiền phải bỏ ra cho việc ngưng sản xuất và cập nhật phần mềm cho các sản phẩm đó có thể tạo ra một sức ép đến về doanh thu khi chúng được bán ra.

Theo Báo Diễn Đàn Đầu Tư