Chìa khóa nằm ở một loại virus sinh học, chính xác là thực khuẩn (bacteriophage) mang tên M13, có tác dụng hữu ích không ngờ trong việc hỗ trợ quá trình chế tạo bộ nhớ chuyển pha (phase-change memory) làm tăng tốc máy tính. Kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên Tạp chí ACS Applied Nano Materials trong tháng 11.
Về mặt cơ chế, việc di chuyển dữ liệu từ RAM (Random Access Memory tức bộ nhớ khả biến, mặc dù có tốc độ cao nhưng chỉ trong ngắn hạn) sang ổ đĩa cứng máy tính (hard disk) để lưu trữ lâu dài thường hao phí tới vài phần nghìn giây (milisecond). Còn nếu thay thế cả RAM và đĩa cứng bằng một loại bộ nhớ chuyển pha duy nhất – có khả năng tập hợp tất cả dữ liệu, thì độ trễ sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 10 phần triệu giây (nanosecond). Tuy nhiên quy trình sản xuất bộ nhớ chuyển pha lại hiện tại lại gặp phải một trở ngại lớn, khi nhiệt độ tăng quá cao có thể dẫn tới sự phân hủy ăn-ti-moan ở dạng khí (antimonide là kim loại dùng để chế tạo hợp kim chống mòn và cũng là vật liệu quan trọng để chế tạo bộ nhớ chuyển pha). Vì thế, sau nhiều lần thử nghiệm, các nhà khoa học đã tìm ra cách sử dụng vi khuẩn M13 để hút các phân tử ăn-ti-moan lại và duy trì mức nhiệt độ thấp hơn.
Vì thế, chúng ta có thể lạc quan rằng, các nhà khoa học sẽ sớm tìm ra giải pháp hiệu quả nhất giúp làm tăng tốc phần cứng máy tính cùng năng suất của người sử dụng, nhưng đó là khi chúng ta thôi không còn dán mắt vào màn hình Facebook hay Twitter nữa.
Theo Khoa học & Phát triển
http://khoahocphattrien.vn/cong-nghe/su-dung-virus-sinh-hoc-de-tang-toc-may-tinh/20181207034255795p1c859.htm