Tuần qua cả thế giới đã bị chấn động trước một bức ảnh chụp cậu bé 3 tuổi người Syria chết trên bờ biển gần khu nghỉ dưỡng Bordun, Thổ Nhĩ Kỳ. Bức ảnh này ngay sau đó đã được lan truyền cực mạnh, trở thành hình ảnh đại diện cho những người tị nạn phải trải qua hành trình vô cùng khắc nghiệt để tìm kiếm cuộc sống mới.
Em bé xấu số đó là Aylan Kurdi, cùng với bố mẹ, anh trai cùng 19 người Syria khác đã phải lên 2 con thuyền để rời bỏ quê hương của mình. Họ trốn chạy khỏi cuộc chiến tranh giữa IS và lực lượng người Kurd, để tìm một nơi bình yên.
Tuy nhiên số phận thật khắc nghiệt, khi các nước Châu Âu có những điều luật riêng của mình về việc cấm người dân tị nạn đến nước họ. Do đó mà có tới 2000 người mỗi ngày đặt cược mạng sống trên những chiếc thuyền cao su băng qua Địa Trung Hải với hy vọng có thể trốn được vào Châu Âu.
Steve Jobs cũng là đứa con của một người tị nạn Syria.
Hình ảnh cậu bé Syria nằm trên bãi biển khiến cho chúng ta không khỏi tiếc thương và hơn thế nữa nó khiến chúng ta nhớ lại một con người vô cùng đặc biệt. Đó chính làSteve Jobs, ông cũng là một đứa con của người tị nạn Syria.
Thật may mắn là số phận đã không để ông phải bỏ mạng trên bờ biển giống như cậu bé Aylan Kurdi. Vì nếu không, có thể chúng ta sẽ không bao giờ biết đến iPhone hay smartphone và những công nghệ thông minh như ngày nay.
Cha đẻ của Jobs, Abdulfattah "John" Jandali sinh ra và lớn lên trong một gia đình Hồi giáo tại Homs, Syria . Còn mẹ của ông, Joanne Carole Schieble là một người Công giáo có gốc Đức. Hai người yêu nhau và mang thai ông khi họ chưa tổ chức đám cưới, vì bố của Joanne không chấp nhận một người Syria làm con rể của mình.
Và đứa con của người tị nạn Syria đã làm thay đổi cả thế giới công nghệ.
Quyết định đau đớn nhưng không còn cách nào khác, Joanne phải chạy trốn đến San Francisco, Mỹ để sinh con một mình và sau đó tìm bố mẹ nuôi cho đứa bé. Với hy vọng đứa bé sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn ở một đất nước giàu có như Mỹ, chứ không phải sống với danh nghĩa là một kẻ tị nạn.
Steve Jobs may mắn được sinh ra tại San Francisco và sau đó được một cặp vợ chống nhận nuôi, đó chính là Paul và Clara Jobs. Nhờ vậy mà ông mang quốc tịch Hoa Kỳ nhưng nguồn gốc của ông vẫn là một người Syria.
Năm 31 tuổi, Steve Jobs biết được câu chuyện thật của cuộc đời mình sau khi mẹ nuôi của ông là bà Clara Jobs đã kể hết lại mọi chuyện. Bắt đầu từ đó ông có một sự thôi thúc đi tìm lại người mẹ ruột và quê hương của mình.
Bằng mọi nỗ lực, cùng với sự giúp đỡ của truyền thông, cuối cùng ông cũng liên lạc lại được với mẹ ruột của mình. Và trở lại quê hương Syria nơi ông biết được mình có một người em gái ruột tên là Mona Simpson.
Mona Simpson là em gái ruột của Steve Jobs, nhưng có cuộc sống khó khăn hơn rất nhiều của một gia đình tị nạn người Syria.
Hai người anh em ruột hai số phận, một người được sinh và và lớn lên tại Mỹ, một người sinh ra và lớn lên tại Syria. Mona đã kể lại về cuộc sống của một gia đình tị nạn Syria khổ cực như thế nào:
“Tôi lớn lên như một đứa con duy nhất với một người mẹ đơn thân. Bởi vì cha tôi là một người tị nạn, ông đã bỏ quê hương để ra đi tìm một cuộc sống mới. Tôi luôn hy vọng gia đình mình được giàu có và đầy đủ. Sau đó, tôi đã tìm cách để gặp lại được cha của mình với hy vọng biến ước mơ đó thành sự thật. Nhưng rốt cuộc tôi không thể tìm thấy ông ở vùng đất xa xôi này. Tôi đã mong đợi người đàn ông đó có thể thay đổi cuộc sống của chúng tôi, và sau nhiều thập kỷ tôi đã gặp được, nhưng đó lại là anh trai của tôi Steve Jobs”.
Sau đó, bà đã vượt qua được những khó khăn trong cuộc đời của mình để có thể trở thành một nhà văn nổi tiếng, một giáo sư tiếng Anh tại trường đại Đại học California. Bà cũng đã giành được giải thưởng Whiting cho cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình là Anywhere but Here(viết năm 1986).
Ngày hôm nay cả thế giới chấn động vì một em bé người Syria đã phải bỏ mạng vì sự khắc nghiệt của hành trình tị nạn đi tìm cuộc sống mới. Đó là một sinh linh bé nhỏ, nhưng cũng có thể là một Steve Jobs thứ hai người mà có thể làm thay đổi cả thế giới. Vì vậy, đừng thờ ơ trước những con người khốn khổ đó, biết đâu đấy họ sẽ làm thay đổi chúng ta trong tương lai.
Theo Trí Thức Trẻ