So sánh khả năng chụp ảnh của iPhone X và iPhone đời đầu

10 năm là khoảng thời gian khá dài trong thế giới công nghệ. Năm 2007, Facebook chỉ đạt giá trị 1 tỉ USD, và giờ con số đã lên gấp 500 lần. Cùng năm đó, Motorola Razr là dòng điện thoại cao cấp nhất. Và con số 2007 cũng gắn liền với chiếc iPhone đời đầu khi nó ra mắt.
So sánh khả năng chụp ảnh của iPhone X và iPhone đời đầu - Ảnh 1

Thiết kế và tính năng trên những chiếc điện thoại đã phát triển rất nhiều trong 10 năm qua, và sự cải thiện đó cho camera là bao nhiêu? CNET đã quyết định chụp một số bức ảnh trên iPhone X và iPhone đời đầu, sau đó so sánh chúng.

Một số lưu ý "vui vẻ" trên iPhone đời đầu:

- Nó có cổng tai nghe, không cần đến đầu chuyển.

- Không có camera selfie. iPhone 4 là chiếc iPhone đầu tiên có camera trước.

- Bạn sẽ không thể gửi tin nhắn MMS nếu không sử dụng ứng dụng bên thứ ba và jailbreak.

- Phiên bản iOS hỗ trợ tối đa là 3.1.3.

Giao diện camera

So sánh khả năng chụp ảnh của iPhone X và iPhone đời đầu - Ảnh 2

Kéo thả để phóng to? Bù trừ EV? Video? Flash?

Ứng dụng camera trên chiếc iPhone đời đầu cực kì đơn giản. Nó chỉ có một nút bấm chụp duy nhất, và những tính năng trên kia lại chẳng có. So với iPhone X, nó thua thiệt về nhiều thứ như các chế độ đa dạng, bao gồm panorama, slow motion, time lapse và chế độ chân dung.

Lần đầu tiên được giới thiệu trên iPhone 7 Plus, chế độ chân dung sử dụng hai camera để tạo ra hiệu ứng bokeh.

Chân dung và phong cảnh

So sánh khả năng chụp ảnh của iPhone X và iPhone đời đầu - Ảnh 3
So sánh khả năng chụp ảnh của iPhone X và iPhone đời đầu - Ảnh 4

Đây là ảnh chụp một cặp đôi mới cưới từ chế độ chân dung của iPhone X (ảnh trên) và ở chế độ gốc, không hiệu ứng gì trên chiếc iPhone đời đầu (ảnh dưới).

So sánh khả năng chụp ảnh của iPhone X và iPhone đời đầu - Ảnh 5
So sánh khả năng chụp ảnh của iPhone X và iPhone đời đầu - Ảnh 6

Ảnh chụp phong cảnh từ iPhone X (trên) và iPhone gốc (dưới)

Trong điều kiện ánh sáng tốt, những hình ảnh được chụp trên chiếc iPhone "cũ kĩ" không mất quá nhiều chi tiết. Tuy nhiên, chúng sẽ có những lớp sương mờ. Và CNET cũng đảm bảo việc lắp ống kính sạch trước khi chụp. Bên cạnh đó, bức ảnh phong cảnh được chụp trực tiếp trên iPhone "gốc" có vẻ gần hơn bởi nó sở hữu ống kính tiêu cự quy đổi tương đương 37mm, hơn một chút so với 28mm trên iPhone X.

Trong khi đó, người "đàn em" iPhone X có dải tần nhạy sáng rộng hơn. Những bức ảnh chụp từ chiếc máy này cũng đạt độ trong và sắc nét tốt hơn rất nhiều so với "ông cố".

Ánh sáng yếu

So sánh khả năng chụp ảnh của iPhone X và iPhone đời đầu - Ảnh 7
So sánh khả năng chụp ảnh của iPhone X và iPhone đời đầu - Ảnh 8

Ảnh chụp cây cầu trong điều kiện thiếu sáng từ iPhone X (trên) và iPhone "thuở sơ khai" (dưới)

Những camera sở hữu cảm biến nhỏ, tương tự như trên điện thoại, có thể gặp khó khăn trong điều kiện thiếu sáng. Chiếc iPhone ban đầu không có tính năng chống rung quang học OIS, và ống kính cũng không nhanh. Sở hữu OIS sẽ đồng nghĩa với việc màn trập camera có thể mở lâu hơn để thu nhiều sáng hơn. Điều này có thể giúp chống lại việc mờ nhòe, gây ra bởi rung tay. Một camera hay ống kính sở hữu OIS sẽ cho ra bức ảnh sắc nét hơn trong môi trường ánh sáng yếu khi so với khi không có. Không bất ngờ khi chiếc iPhone "tổ tiên" này gặp nhiều vấn đề khi chụp trong môi trường khá tối.

Theo Báo Diễn đàn đầu tư
http://vnreview.vn/tu-van-anh-so/-/view_content/content/2368930/so-sanh-kha-nang-chup-anh-cua-iphone-x-va-iphone-doi-dau