Theo đề xuất tại dự thảo này, Chính phủ sẽ đầu tư 100% kinh phí từ ngân sách trung ương để phục hồi lại rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, làm sạch môi trường tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra. Mức đầu tư ước tính vào khoảng 40 tỷ đồng mỗi năm, kéo dài trong 10 năm, bắt đầu từ năm 2017.
Điểm mới nữa là sẽ có chính sách ưu đãi cho những chủ tàu cá công suất nhỏ "chịu" vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu cá hoặc tàu hậu cần có công suất máy từ 90 CV đến dưới 400 CV. Hạn mức cho vay với đối tượng chủ tàu này lên tới 90% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu, lãi suất 7%/năm, ngân sách nhà nước hỗ trợ 6%, chủ tàu chỉ trả 1%/năm trong suốt thời hạn vay là 15 năm.
Đồng thời, với các cá nhân, hộ gia đình hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá, chế biến thủy sản, nghề muối.... bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự cố môi trường sẽ được vay mức tối đa 100 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội, với lãi suất bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo.
Ngoài ra, Bộ NNPTNT sẽ đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ ngư dân tham gia những chương trình xuất khẩu lao động với chi phí thấp, do bộ trực tiếp triển khai. Bộ cũng sẽ tham vấn nguyện vọng của người dân có nguyện vọng chuyển đổi nghề, khảo sát nhu cầu thực tế của thị trường, căn cứ chương trình quốc gia về đào tạo, việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động để có cơ chế ưu tiên hỗ trợ cho người lao động