"Rốt cuộc chúng ta sẽ thấy những hầm mỏ hoàn toàn tự động, không người, chỉ do máy móc vận hành", TS Bernhard Jung, một giáo sư khoa học máy tính tại Đại học Mỏ và Công nghệ Freiberg (Đức) nhận định. "Việc sử dụng robot có lẽ là cơ hội duy nhất của chúng ta trong việc khai thác khoáng sản trong những khu vực như thế này", TS Jung nói.
Tự động hóa không chỉ tham gia quá trình vận chuyển quặng, mà còn hỗ trợ quá trình khoan đào vào lòng đất. Để phá đá đào mỏ, các thợ mỏ phải khoan các lỗ vào bề mặt đá rồi nhồi thuốc nổ vào đó.
Tuy nhiên các hệ thống khoan tự động có khả năng khoan những lỗ này nhanh hơn, với độ chính xác cao hơn so với thiết bị do người điều khiển.
Các robot cũng có khả năng mở lại những hầm mỏ cũ sau một thời gian bỏ hoang vì không còn hiệu quả hay bị ngập nước.
"Công việc này có thể khó khăn với con người, nhất là sau một ngày dài trong mỏ", giáo sư Jung nói. Ý tưởng ở đây là có được các nhóm người - robot mang tính biểu tượng, ở đó các trợ lý robot sẽ giúp con người về sức mạnh vật lý và độ chính xác, trong khi con người chịu trách nhiệm đưa ra những quyết định".
Tuy nhiên, đó là thực tế của việc khai thác mỏ ở các nước đang phát triển. Còn với Việt Nam thì tương lai của ngành này sẽ như thế nào khi mà sức người vẫn được sử dụng là chính. Thậm chí vấn nạn “than thổ phỉ, lò mini” vẫn đang là một thực tế nhức nhối. Dẫu vậy, ngành khai thác khoáng sản Việt Nam cũng không thể đứng ngoài cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chắc chắn rằng, trong một tương lai không xa, robot sẽ có mặt trong các hầm mỏ tại Việt Nam.