Sau khi dùng nguồn tiền từ quỹ BHXH chi lương hưu, trợ cấp thất nghiệp, chi khám chữa bệnh, số tiền còn lại BHXH dùng để chi đầu tư phát triển quỹ, chủ yếu là cho vay, nguồn lãi thu về sẽ dành một phần chi quản lý bộ máy.
Căn cứ “cơ cấu” chi tiêu này, năm 2015, ngoài việc chi quản lý bộ máy BHXH 6.533 tỷ đồng (chiếm 28,5% lãi đầu tư), BHXH Việt Nam cũng “chú trọng” chi cho tuyên truyền BHXH và BHYT tới gần 300 tỷ đồng.
Ngoài ra, BHXH Việt Nam cũng chi tới hơn 1.345 tỷ đồng để hiện đại hóa hoạt động quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch điện tử. Cơ quan này cũng đang xây dựng đề án tuyên truyền BHYT giai đoạn 2016-2020, với tổng kinh phí lên tới 7.000 tỷ đồng.
Xét về quy mô nguồn tiền và chi tiêu, BHXH “giàu” hơn và cũng chi cho nuôi bộ máy nhiều hơn hẳn một ngân hàng cỡ lớn. Sự “giàu” này đối lập với mức chăm sóc y tế bình quân mỗi người dân được hưởng. Dù đã tăng mạnh mức thu, bảo hiểm y tế mà vẫn chưa đạt tới khả năng chăm sóc đầy đủ cho người dân, nhưng ngành bảo hiểm cũng cảnh báo về việc quỹ bảo hiểm y tế xã hội có nguy cơ…vỡ. Trong khi lương hưu bình quân hiện vẫn “được” đánh giá là chưa đảm bảo đời sống người nghỉ hưu.
Báo cáo của BHXH Việt Nam ước tính, năm 2016, dư quỹ BHXH sẽ vào khoảng 497.594 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2015 (tăng hơn 75.900 tỷ đồng). Ngoài ra, quỹ BHYT dự phòng còn kết dư 5.200 tỷ đồng.
Hết năm 2015, biên chế toàn hệ thống BHXH Việt Nam là 20.018 người, cơ quan này đang đề nghị Bộ Nội vụ cho bổ sung 11.649 biên chế cho 4 lĩnh vực: công tác thu BHXH, y tế, thất nghiệp; cấp sổ, thẻ; giải quyết chế độ; giám định BHYT.
Việt Nam hiện được đánh giá là quốc gia có mức đóng bảo hiểm xã hội của người dân cao nhất châu Á