Phòng thí nghiệm mới của Apple sử dụng robot để tái chế linh kiện

VietTimes -- Apple rất hiếm khi chia sẻ những hoạt động trong phòng thí nghiệm của hãng với truyền thông. Tuy nhiên, vào thứ Năm tuần trước, công ty đã công khai hoạt động mới nhất trong các phòng thì nghiệm của mình. 

Nhà sản xuất iPhone cho biết hãng đang xây dựng một phòng thí nghiệm quy mô lớn sử dụng robot để tháo lắp các iPhone cũ phục vụ cho mục đích tái chế.

Phòng thí nghiệm mới rộng đến 9000 mét vuông có cơ sở gần với một phòng thí nghiệm đã được xây dựng trước đó là Austin thuộc bang Texas, Mỹ. Apple cũng sử dụng các robot được chế tạo riêng với tên gọi là Daisy để tháo lắp iPhone cũ. Mỗi con robot này có thể tháo được 200 chiếc iPhone mỗi giờ và 1,2 triệu chiếc iPhone mỗi năm.

Nguồn: Reuters
Nguồn: Reuters

Phòng thí nghiệm là một phần trong mục tiêu lớn hơn của Apple nhằm sản xuất tất cả các sản phẩm của mình từ vật liệu tái chế hoặc tái tạo. Apple vẫn chưa thể ấn định chính xác thời điểm nào sẽ đạt được mục tiêu đó. Hiện một số sản phẩm như MacBook Air có phần chất liệu nhôm được làm từ những chiếc iPhone cũ đã được Apple tung ra thị trường.


Lisa Jackson, phó chủ tịch của Apple đã trả lời với hãng tin Reuters rằng sáng kiến này sẽ hạn chế chất thải công nghiệp điện tử góp phần bảo vệ môi trường. “Những kinh nghiệm mà chúng tôi có được trong lĩnh vực tái chế này sẽ giúp ích cho lĩnh vực sản xuất của chúng tôi đồng thời thúc đẩy sự sáng tạo cho đội ngũ kĩ sư của công ty”, ông Jackson Jackson nói trong một cuộc phỏng vấn.

Nhiều chuyên gia đã chỉ trích Apple rằng xu hướng thiết kế mỏng, nhẹ của các dòng iPhone hiện hành khiến cho việc tháo rời các sản phẩm trở nên khó khăn nếu muốn tái chế chúng. Trong khi đó, ông Jackson lại cho rằng các sản phẩm nhỏ và mỏng như vậy sẽ giảm bớt việc sử dụng vật liệu. Ông cho biết Apple đang tập trung tạo ra các sản phẩm có độ bền lâu hơn. Apple đã thông báo rằng chỉ trong năm 2018, đã có 7,8 triệu chiếc iPhone được tân trang, giúp hạn chế hơn 48.000 tấn chất thải công nghiệp điện tử.

Ảnh: imagenesmi
Coban là thành phần quan trọng nhất để sản xuất pin. Ảnh: imagenesmi

Như chúng ta đã biết, coban là thành phần quan trọng cho pin lithium-ion được sử dụng cho hầu hết smartphone, laptop hoặc tablet. Apple cho biết pin do Daisy thu nhặt sẽ được gửi đến các nhà tái chế để khai thác chất coban từ chúng và sử dụng trong pin mới của Apple.


Hiện nay, nguồn cung coban ngày càng khan hiếm hơn. Các vấn đề liên quan đến chính trị khiến việc cung cấp coban cho ngành công nghiệp pin ngày càng khó khăn. Hoạt động khai thác mỏ coban cũng bị đặt câu hỏi về vấn đề nhân đạo. Việc giảm lượng tiêu thụ coban là một tín hiệu đáng mừng trong ngành công nghiệp sản xuất các thiết bị điện tử.

Theo Reuters