Chủ lao động ở khu vực tư nhân có thể cung cấp chương trình làm việc từ xa cho nhân viên của mình trên “cơ sở tự nguyện” (voluntary basis) và không được thấp hơn tiêu chuẩn lao động tối thiểu theo luật bao gồm các tiêu chuẩn về sức khỏe, an toàn của người lao động, lịch làm việc và khối lượng công việc, giờ làm việc và an sinh xã hội.
Luật quy định các chủ lao động trong khu vực tư nhân có thể đưa ra các chương trình làm việc từ xa cho các nhà tuyển dụng trên “cơ sở tự nguyện”, và các chủ lao động phải cung cấp thông tin bằng văn bản về các điều khoản và điều kiện của chương trình làm việc này.
Ngoài ra, Luật mới này quy định rằng các điều khoản và điều kiện này phải tuân thủ luật lao động như làm thêm giờ bắt buộc, ngày nghỉ và quyền được hưởng các lợi ích.
Luật mới này nhằm một phần giảm bớt tắc nghẽn giao thông ở các khu vực đô thị, theo Quyền Bộ trưởng Eliseo M Rio.
Quyền Bộ trưởng Bộ ICT Phillipines Eliseo M Rio cho biết: “Đây là thời điểm thích hợp để áp dụng các chính sách thúc đẩy các giải pháp CNTT-TT [ICT] cho các vấn đề thường nhật của Phillipines như giao thông và các công ty viễn thông phải nắm lấy vai trò của họ trong các sáng kiến này và coi đó là cơ hội”.
Một đề xuất làm việc tại nhà trên thực tế là một trong loạt sáng kiến đầu tiên của Bộ ICT Phillipines khi thành lập năm 2016, là bộ tiên phong trong việc soạn thảo nghị quyết được ngành thúc đẩy để giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn giao thông tồi tệ. Bên cạnh việc giảm lưu lượng giao thông, Bộ trưởng ICT Eliseo M Rio cũng thấy rằng việc tăng cường làm việc từ xa cũng nhằm thúc đẩy phát triển ứng dụng và nội dung ở quốc gia ở quốc gia này.
Năm ngoái, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã ra báo cáo nền kinh tế Philippines mất khoảng 3,5 tỷ peso Phillipines vào tắc nghẽn giao thông và có thể tăng lên tới 5,4 tỷ peso vào năm 2035 nếu không thực hiện biện pháp can thiệp nào.
Quyền Bộ trưởng ICT Phillipines cũng nhận ra rằng sự thành công của chương trình làm việc tại nhà sẽ phụ thuộc vào chất lượng của yếu tố kết nối Internet mà chính phủ đang nỗ lực cải thiện.
Chính phủ đang tăng cường khả năng đầu tư vào các dự án CNTT, nhưng nếu muốn tác động đến người dân sớm hơn, Phillipines hy vọng các công ty viễn thông sẽ cùng nỗ lực tham gia vào dự án mạng băng thông rộng của chính phủ.
“Quả bóng hiện đang nằm trong chân các công ty viễn thông để chuẩn bị cho nhu cầu về kết nối Internet nhanh hơn và đáng tin cậy hơn... ngày càng tăng. Chính phủ đang tăng cường đầu tư cho các dự án ICT. Bộ ICT muốn người dân cảm nhận sớm hơn các lợi ích to lớn của ICT mang lại và Bộ kỳ vọng các công ty viễn thông cùng đồng hành”, ông Eliseo M Rio cho biết.
Trợ lý Bộ trưởng Bộ ICT Phillipines, ông Alan A. Silor cũng bày tỏ sự lạc quan về việc thông qua Đạo luật sẽ cải thiện hiệu quả công việc trung bình của người Philippines. Điều này sẽ góp phần tăng năng suất lao động để làm việc tại nhà thay vì dành nhiều giờ không hiệu quả trong giao thông.
Bộ ICT sẽ nắm lấy sự phát triển và cũng sẽ tiếp tục vận động cho việc thông qua các dự luật Quản lý phổ tần và truy cập mở (Open Access) trong khi ủng hộ chính sách dùng chung cơ sở hạ tầng.
Được biết Bộ trưởng Bộ Lao động và Việc làm Phillipines sẽ ký ban hành các quy tắc và quy định thực thi phù hợp theo Luật này với sự tham khảo ý kiến của Hội đồng hòa bình ba bên quốc gia trong vòng 60 ngày kể từ khi Đạo luật Viễn thông có hiệu lực.
Theo Tạp chí Thông tin & Truyền thông