Nữ CEO đầu tiên trong lĩnh vực chip khiến Intel bị thất sủng

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Lisa Su chính là vị nữ tướng đã đưa AMD từ cõi chết trở lại vị thế thách thức thực sự với Intel. 
Lisa Su, CEO AMD.
Lisa Su, CEO AMD.

Có rất nhiều phụ nữ huyền thoại ở Thung lũng Silicon, chẳng hạn như Sheryl Sandberg, người đã giúp Facebook từ một công ty khởi nghiệp trở thành một hãng công nghệ khổng lồ hay Susan Wojcicki, nữ tướng quyền lực của Google và hiện là CEO của Youtube. Và một người phụ nữ kiên cường xuất hiện trong lĩnh vực chip do nam giới thống trị, bà đã vực dậy AMD trên bờ vực sụp đổ, đồng thời làm suy yếu kẻ mạnh một thời - Intel.

Đó chính là Lisa Su, nữ CEO đầu tiên trong lĩnh vực chip toàn cầu, bà đã dẫn dắt AMD nhiều lần lập mức cao mới về giá trị thị trường, đồng thời bỏ xa nhà thống trị chip cũ là Intel. Lisa Su được xem là hình tượng phụ nữ thời hiện đại. Vậy Lisa Su đã làm gì để đưa AMD vượt mặt "người anh em đầu đàn" Intel?

AMD và Intel

Trong thế kỷ trước, nếu Intel là "sư tử" thì AMD chỉ có thể được tính là "linh cẩu". Trong những năm 1980 và 1990, trong mắt Intel, đến TSMC cũng chỉ là một sản phẩm hạng ba.

Năm đó ở Thung lũng Silicon có một câu chuyện đùa như này, khi nhân viên Intel gặp nhân viên AMD, họ sẽ luôn hỏi: "Xin chào, khi nào thế hệ sản phẩm mới của bạn sẽ ra mắt? Khi chúng tôi ra mắt sản phẩm, các bạn sẽ có việc để làm." AMD từng là "cái bóng" đi sau Intel.

Trong quá khứ, số tiền của Intel trong tài khoản của công ty đủ để mua lại không chỉ một mà nhiều AMD, nhưng do các yêu cầu về chống độc quyền và cạnh tranh, Intel chỉ có thể từ bỏ.

Làm thế nào để phá vỡ vòng vây trong thế giới của đàn ông?

Tiến sĩ kỹ thuật vi xử lý và Giám đốc điều hành AMD - Lisa Su
Tiến sĩ kỹ thuật vi xử lý và Giám đốc điều hành AMD - Lisa Su

Lisa Su đã mất hai mươi năm để phá vỡ một con đường đẫm máu trong thế giới chip do nam giới thống trị. Bà tuân theo hai nguyên tắc trong công việc: tất cả các quyết định và mục tiêu của bà đều hướng vào việc giải quyết vấn đề là nguyên tắc đầu tiên. Nguyên tắc thứ hai là những thứ nhỏ bé không có nghĩa là không phải thử thách.

Quan điểm này có thể lí giải tại sao bà chọn ngành công nghiệp chip: "Một con chip chỉ có kích thước bằng móng tay, nhưng nó có thể hoàn thành nhiệm vụ phức tạp nhất trên thế giới."

Khi còn là sinh viên, Lisa Su theo học Tiến sĩ về kỹ thuật điện khó nhất tại MIT. Sau khi tốt nghiệp, lần đầu tiên bà gia nhập Texas Instruments và sau đó là IBM. Sức mạnh nghiên cứu khoa học xuất sắc là cách duy nhất để nổi bật trong bộ phận R&D của một nhà máy lớn. Lisa Su nhanh chóng được thăng chức làm trưởng bộ phận R&D của IBM.

Cũng chính trong khoảng thời gian đó, bà đã tham gia phát triển chip Cell của IBM cho máy chơi game PS3. Và vì sản phẩm chính của IBM lúc bấy giờ hướng đến PC nên điều này cũng góp phần giúp bà Su phát triển chip sau này trong lĩnh vực game của AMD.

Khi Lisa Su gia nhập AMD vào năm 2012, công ty thua lỗ năm này qua năm khác, thay đổi 4 CEO trong vòng 4 năm.

Trước đó, AMD cũng không thiếu vinh quang trong lĩnh vực chip. Năm 2006, AMD mua lại ATI và liệt Nvidia đang bùng nổ vào mục tiêu thâu tóm.

Thật không may, những thương vụ mua bán đó lại không mang về kết quả lâu dài. Cũng giống như việc Microsoft mua lại Nokia, kết quả cuối cùng là công cốc. Mua lại ATI không những không mang lại sự phát triển cho công ty mà còn khiến AMD rơi vào khủng hoảng nợ.

Vào tháng 10/2014, Lisa Su chính thức đảm nhận vị trí CEO của AMD, bà trở thành nữ CEO đầu tiên của AMD kể từ khi thành lập cách đây 45 năm. Trong lĩnh vực bán dẫn, các vị trí CEO chủ yếu là nam giới, vị nữ CEO hiếm hoi này nhận được nhiều sự quan tâm, tò mò, nhất là các công ty công nghệ cao toàn cầu. Đặc biệt, bà Su nhậm chức giám đốc điều hành AMD vào thời điểm đen tối nhất của công ty AMD.

Lúc đó, đồng nghiệp và nhà đầu tư nhìn vào AMD, giống như việc phố Wall nhìn vào Tesla trước đây, từ sản phẩm đến CEO đều trở thành mục tiêu chỉ trích của công chúng.

Nhưng cũng chính thời kỳ đen tối này này đã mở ra cho Lisa Su cơ hội để giải quyết các vấn đề tầm cỡ thế giới - giải cứu AMD khỏi bờ vực tuyệt vọng.

Ngay sau khi nhậm chức, nhờ kinh nghiệm nghiên cứu chip tại IBM, bà đã thúc đẩy AMD phát triển chip cho máy chơi game gia đình. Với công nghệ tiên tiến và giá đóng gói thấp, AMD đã hạ gục các nhà cung cấp chip cho ba công ty sản xuất máy chơi game hàng đầu lúc bấy giờ - PS4 của Sony, Xbox One của Microsoft và Nintendo.

Vào thời điểm đó, doanh số của ba kiểu máy chơi game này đã vượt xa trong ngành, với doanh số vượt quá một triệu chiếc chỉ trong vài ngày kể từ khi PS4 và Xbox One ra mắt.

Chiến lược phát triển của AMD dưới thời Lisa Su hoàn toàn mới, từ bỏ việc sản xuất, giao mảng kinh doanh sản xuất chip cho TSMC, trong khi AMD tập trung vào thiết kế. Chiến lược thiết kế lại triệt để các mẫu chip của bà giúp AMD vượt qua Intel và Nvidia trên thị trường vi xử lý cho các mẫu máy tính tốc độ cao, các con chip có thể thực hiện đồng thời nhiều phép toán hơn và tăng tốc truy cập vào dữ liệu ở các phần khác trên máy tính của người dùng.

Trong những năm sau đó, AMD và Intel ngang ngửa nhau. Cho đến năm 2019, AMD mới cho ra mắt bộ vi xử lý Ryzen thế hệ thứ hai với hiệu năng khủng, vững chắc ngôi vị "CPU chơi game số một thế giới", đây là lần đầu tiên AMD vượt qua Intel về bộ vi xử lý.

Năm 2020, ngoài việc phát hành thế hệ vi xử lý Ryzen mới nhất và GPU hiệu suất cao, AMD thâu tóm thành công Xilinx, chìa khóa cho cuộc cách mạnh 5G trong tương lai, trung tâm dữ liệu, lái xe không người lái và quốc phòng.

Nhiều năm trôi qua, giá cổ phiếu của AMD vào khoảng 80 USD trong khi giá cổ phiếu của Intel khoảng 60 USD, khoảng cách là rất lớn.

Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ (SIA) đã trao Giải thưởng Robert N. Noyce danh giá nhất năm 2020 cho Giám đốc điều hành AMD Lisa Su, để ghi nhận những đóng góp xuất sắc của bà. Giải thưởng Robert N. Noyce là để tưởng nhớ Robert n. Noyce, nhà tiên phong trong ngành công nghiệp bán dẫn, người đồng sáng lập Semiconductor và Intel. Trớ trêu thay, một lãnh đạo của AMD lại giành được giải thưởng này.

"Bài học" từ Nokia

Huyền thoại một thời Nokia đã phải bán mình cho Microsoft và nhiều người dự đoán rằng Intel gần như sẽ là "Nokia tiếp theo". Công ty Intel ngày nay đang mất vị thế thống trị và bị thất sủng. Trong khi AMD dưới sự dẫn dắt của Lisa Su và TSMC đã hợp lực để nắm giữ một nửa bầu trời trong ngành công nghiệp chip và sự kết thúc của Intel có thể là điều khó tránh khỏi.

Theo Sina