Nhận diện Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Trung Quốc

VietTimes -- "Chúng tôi đang mở rộng đôi tay chào đón nền sản xuất thông minh. Sản xuất thông minh sẽ cho phép chúng tôi đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng cả tại chỗ lẫn ở khắp thế giới. Nó cũng là ngành xương sống của giai đoạn tiếp theo trong sự phát triển của Trung Quốc "
Hình minh họa
Hình minh họa

Mặc dù cụm từ 'Công nghiệp 4.0' có nguồn gốc từ chính phủ Đức, ý tưởng về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã lan tỏa đến các nhà sản xuất trên toàn cầu. Hiện nay, người ta vẫn thường có xu hướng gắn công nghệ sản xuất tiên tiến với các nước phương Tây, nhưng các quốc gia khác trên thế giới cũng đang nỗ lực hết sức để giành được lợi thế cạnh tranh.

Từ những quốc gia đầy tham vọng mới nổi như Ethiopia và (Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất - UAE)  đến các quốc gia công nghiệp lớn như Trung Quốc và Ấn Độ, ai cũng muốn được chia phần miếng bánh 4.0.

Vậy hãy xem, cuộc cách mạng công nghiệp 4,0 hiện đang diễn ra như thế nào ở các quốc gia ngoài Châu Âu và Bắc Mỹ?

Khu Phát triển Kinh tế - Công nghệ Thiên Tân (TEDA)

Khu Phát triển Kinh tế - Công nghệ Thiên Tân (TEDA) là một ví dụ điển hình về chiến lược Made in China 2025 của Trung Quốc. Được thành lập vào năm 1984, khu vực thị trường tự do ở Binhai có vị trí chiến lược, tọa lạc gần cả Sân bay Quốc tế Binhai lẫn cảng Thiên Tân.

Theo Uỷ ban Hành chính của Khu Phát triển Kinh tế - Công nghệ Thiên Tân, GDP của Khu lên tới 45 tỷ USD với mức tăng trưởng hàng năm là trên 10%. Hơn nữa, do ở vị trí gần cảng Thiên Tân, TEDA được hưởng lợi rất lớn từ Sáng kiến Vành đai và Con đường  (trước đây gọi là Một Vành đai, Một Con đường) của Trung Quốc. Chiến lược này sẽ đầu tư 900 tỷ USD để thúc đẩy kết nối giữa Trung Quốc và thế giới theo tuyến đường trên đất liền (Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa) và tuyến đường biển (Con đường Tơ lụa Hàng hải).

Nhận diện Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Trung Quốc  ảnh 1Vành đai và Con đường 

"Một Vành đai, Một Con đường sẽ kết nối tuyến đường thương mại Con đường Tơ lụa thời cổ đại với khu vực Đông Nam Á mà chúng tôi đang ở giữa"- ông Xu Datong, Chủ tịch Ủy ban Hành chính của TEDA -  cho biết. "Chúng tôi cần phải chắc chắn rằng chúng tôi đã sẵn sàng."

Khu công nghiệp thông minh TEDA

Vào tháng 6, TEDA đã khai trương Khu công nghiệp Thông minh trên diện tích 20 km2 nhằm thu hút các công ty phát triển các công nghệ mới, bao gồm trí thông minh nhân tạo, tài chính thông minh và chăm sóc sức khoẻ và hậu cần thông minh.

"Chúng tôi đang mở rộng đôi tay chào đón nền sản xuất thông minh. Sản xuất thông minh sẽ cho phép chúng tôi đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng cả tại chỗ lẫn ở khắp thế giới. Nó cũng là ngành xương sống của giai đoạn tiếp theo trong sự phát triển của Trung Quốc ", ông Xu nói.I

Đến nay, trong TEDA đã có tổng cộng 60 công ty chuyên về sản xuất thông minh bao gồm hãng sản xuất robot công nghiệp Baolai và hãng Yiersu Easy-Robot, cung cấp dịch vụ tích hợp tự động cho các hệ thống công nghiệp.

Có thể đưa ra một ví dụ cho thấy, các nhà sản xuất theo trường phái cũ có thể hưởng lợi từ Công nghiệp 4.0 như thế nào. TEDA là địa chỉ của nhà máy sản xuất mì ăn liền lớn nhất thế giới thuộc sở hữu của Master Kong. Toàn bộ nhà máy được tự động hóa rất cao, từ trộn bột đến bao bì và tất cả mọi khâu trung gian. Theo công ty, kết quả là nhà máy đã tăng gấp đôi sản lượng và tăng gấp ba năng suất lao động tính theo đầu người.

Bên trong nhà máy mì ăn liền Master Kong. Ảnh tư liệu Tingyi Holding.Bên trong nhà máy mì ăn liền Master Kong. Ảnh tư liệu Tingyi Holding.

Hợp tác trong công nghiệp 4.0

TEDA đã trở thành nơi đặt Trung tâm Siêu tính toán Quốc gia của Trung Quốc, đang phát triển siêu máy tính Thiên Hà -3, có khả năng tính toán một tỷ tỷ phép tính mỗi giây. Trung tâm sẽ cung cấp dịch vụ cho các công ty thăm dò dầu khí, sản xuất thiết bị cao cấp, y học và hoạt hình.

Khu này cũng là địa chỉ của Học viện tự động hóa của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, được thành lập vào năm 2015 như một vườn ươm tập trung vào công nghệ nhận dạng thông minh. Từ lò ấp này đã nở ra một số công ty thành công, bao gồm cả Deepfar, hãng đã phát triển tàu ngầm tự hành có khả năng lặn sâu đến 100m và sử dụng các thuật toán nhận dạng hình ảnh để theo dõi các đèn hiệu sonar.

"Đây chính xác là loại công ty mà chúng tôi hy vọng sẽ xuất hiện từ hệ sinh thái do mình  tạo ra tại đây", ông Xu nói.

Ngay cả các công ty của Hoa Kỳ cũng đang mở các cửa hàng tại TEDA. Vào năm 2015, Trung tâm Đổi mới Điểm Chất lượng của Qualisys đã được khai trương theo thoat thuận hợp tác giữa Công ty tư vấn Munro & Associates của Hoa Kỳ và Qualisys ở Thâm Quyến. Trung tâm cung cấp phân tích sản phẩm và hỗ trợ kỹ thuật cho các công ty ở TEDA sản xuất phụ tùng ôtô, xe bay trên không và tàu cao tốc.

Chính sự hợp tác giữa các tổ chức như vậy đã làm cho TEDA trở thành một ví dụ điển hình về sự hiệp lực theo triết lý của Cách mạng Công nghiệp 4.0. Các nhà sản xuất thiết bị địa phương được đào tạo, tài trợ và tiếp cận các phòng thí nghiệm dùng chung, các địa điểm sản xuất thí điểm và các thiết bị gia công in 3D và các hạ tầng thiết bị gia công 5 trục.

"Sản xuất thông minh là tương lai của chúng tôi", ông Xu nói. "Tôi tin tưởng rằng TEDA có thể đóng góp cho một Trung Quốc thông minh hơn và một thế giới thông minh hơn."

Theo engineering.com