Người dùng toàn cầu không còn muốn lên đời điện thoại thông minh

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Theo hãng nghiên cứu thị trường IDC, doanh số smartphone trên toàn cầu đã giảm 9% trong quý 2 năm nay khi người dùng có xu hướng chán lên đời điện thoại.
Tập đoàn Xiaomi cho biết họ đã xuất xưởng ít điện thoại thông minh hơn 26% trong quý từ tháng 4 đến tháng 6 so với một năm trước đó (ảnh: Zuma Press)
Tập đoàn Xiaomi cho biết họ đã xuất xưởng ít điện thoại thông minh hơn 26% trong quý từ tháng 4 đến tháng 6 so với một năm trước đó (ảnh: Zuma Press)

Thị trường smartphone toàn cầu đang chứng kiến một "mùa đông đến sớm" khi doanh số của tất cả các hãng đều rất ảm đạm. Theo các chuyên gia trong ngành, nguyên nhân là do lạm phát đã làm tăng các chi phí cho các sản phẩm thiết yếu hàng ngày như xăng dầu, thực phẩm... khiến người tiêu dùng có xu hướng hạn chế mua sắm điện thoại mới.

Xiaomi, nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ ba thế giới mới đây đã thông báo doanh số smartphone quý 2 năm nay thấp hơn 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu các mặt hàng liên quan đến điện thoại thông minh cũng giảm 28%, tương đương 6,2 tỉ USD. Nguyên nhân là do các đợt giãn cách xã hội cũng như giá thực phẩm và nhiên liệu tăng trên toàn cầu.

Theo hãng nghiên cứu thị trường IDC, số lượng smartphone bán ra trên toàn cầu trong quý 2 năm nay đã giảm gần 9% với với năm ngoái.

Thị trường smartphone hiện tại đã có sự thay đổi so với giai đoạn đại dịch bùng phát 2 năm trước đây. Thời điểm đó, nhu cầu mua sắm smartphone tăng mạnh do mọi người bị cách ly xã hội khiến họ phải học tập và giải trí với những chiếc điện thoại thông minh. Tuy nhiên, sự gián đoạn chuỗi cung ứng khiến các nhà sản xuất đã không thể đáp ứng nhu cầu tăng mạnh này. Đến nay, chuỗi cung ứng vẫn chưa được cải thiện nhiều do chính sách Zero Covid của Trung Quốc khiến vấn đề trên chưa hoàn toàn biến mất mà chỉ tạm thời lắng xuống.

Thị trường smartphone hiện tại đang xuất hiện 2 xu hướng trái ngược. Doanh số các mẫu điện thoại thông minh cao cấp có giá trên 900 USD đã tăng hơn 20% trong nửa đầu năm 2022. Phân khúc này bao gồm các mẫu smartphone có thể gập lại của Samsung và các mẫu iPhone mới nhất của Apple. Nhà phân tích Runar Bjorhovde của Canalys Research cho biết người tiêu dùng giàu có không quá bận tâm vì chi phí hàng ngày tăng cao, họ vẫn muốn có những chiếc điện thoại mới nhất trong túi.

Trái ngược lại với xu hướng trên, một số nhà mạng đang chứng kiến các thuê bao di động của họ không trả được nợ cước phí khi lạm phát ảnh hưởng tới tài chính của gia đình. Ông Bjorhovde nói rằng đương nhiên người tiêu dùng sẽ không có hứng thú lên đời điện thoại khi mà họ thậm chí không thể chi trả tiền cước phí hàng tháng."

Samsung đã giới thiệu các mẫu smartphone giá rẻ vào tháng 3 nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng, trong khi hãng cũng rao bán mẫu điện thoại Galaxy Z Fold 4 có giá lên tới 1.800 USD.

Mặc dù các mẫu iPhone của Apple vốn được người tiêu dùng ưa chuộng, nhưng cũng không thể tránh được nhu cầu suy giảm của thị trường, đặc biệt tại Trung Quốc. Từ 29-7 đến ngày 1-8 vừa qua, Apple đã thực hiện một bước bất thường là giảm giá iPhone của mình ở Trung Quốc và chạy quảng cáo trực tuyến để bán hàng. Hãng đã giảm tương đương gần 100 USD cho các mẫu iPhone 13 Pro Max và 13 Pro.

Ông Wang Xiang , Chủ tịch của Xiaomi, đã nhắc đến kết quả kinh doanh yếu kém của công ty, bao gồm lợi nhuận ròng giảm 67%. Ông nói: “Do nhu cầu thị trường yếu, chúng tôi đang thử nhiều cách khác nhau để giải phóng hàng tồn kho, điều này đã khiến lợi nhuận giảm xuống."

Ông Zhao Haijun , đồng giám đốc điều hành của Semiconductor Manufacturing International Corp, có trụ sở tại Thượng Hải, cho biết ông đã chứng kiến ​​một số công ty tham gia sản xuất điện thoại thông minh đột ngột cắt giảm đơn đặt hàng.

Cô Feng Xiao , một nhà tổ chức sự kiện thể thao 37 ở Thượng Hải, khi được hỏi liệu cô có định nâng cấp điện thoại của mình hay không, đã trả lời rằng: “Chiếc iPhone 12 của tôi, mà tôi đã sử dụng trong khoảng hai năm, vẫn tốt,” cô nói.