Kể từ cuối tháng 6 năm ngoái, Ấn Độ đã "cấm cửa" 267 ứng dụng điện thoại di động của Trung Quốc theo nhiều đợt khác nhau. Mới đây, Bộ Điện tử và Công nghệ Thông tin đã đưa ra thông báo rằng Ấn Độ sẽ vĩnh viễn một số ứng dụng Trung Quốc vào tháng 6 năm nay. 59 ứng dụng điện thoại di động của Trung Quốc bị cấm bao gồm TikTok, Baidu, Wechat của Tencent, Xiaomi Video, trình duyệt UC,…
Ứng dụng Remove China Apps do Ấn Độ phát triển cán mốc 1 triệu lượt tải chỉ sau 10 ngày trình làng hồi tháng 5, trở thành một hiện tượng trong làng công nghệ ở đất nước hơn tỉ dân này. Cách hoạt động của Remove China Apps khá đơn giản, nó sẽ quét thiết bị và báo cho người dùng biết có ứng dụng nào cài trên máy có nguồn gốc Trung Quốc không, ví dụ như TikTok.
Không chỉ chính phủ mà những “nhân vật lớn nhất” Ấn Độ cũng lộ diện. Một nhà cải cách giáo dục Ấn Độ đã đi đầu trong việc vứt bỏ điện thoại di động Trung Quốc và kêu gọi giới trẻ Ấn Độ tẩy chay phần mềm điện thoại di động Trung Quốc trong vòng một tuần và phần cứng do Trung Quốc sản xuất trong vòng một năm.
Nhà cải cách giáo dục cho biết: “Nếu tất cả người dân Ấn Độ tẩy chay tất cả các sản phẩm của Trung Quốc, nó sẽ có tác động rất lớn trên toàn thế giới”.
Động thái của Ấn Độ thực sự có thể khuyến khích một số người trẻ tuổi, nhưng nhìn chung, giới trẻ Ấn Độ không thể tách rời hoàn toàn khỏi điện thoại di động Trung Quốc.
Dữ liệu cho thấy trong số 5 thương hiệu điện thoại di động có doanh số bán hàng trực tuyến lớn nhất tại Ấn Độ, "kẻ áp đảo" vẫn là các thương hiệu Trung Quốc, với Xiaomi, VIVO, Realme và OPPO lần lượt xếp thứ nhất, thứ ba, thứ tư và thứ năm. Vị trí thứ hai là thương hiệu nội địa Ấn Độ? Không, đó là Samsung.
Nói cách khác, thị trường điện thoại di động Ấn Độ đang bị chi phối bởi các thương hiệu nước ngoài.
Vấn đề là sự tẩy chay của Ấn Độ không những không làm giảm doanh số bán điện thoại di động mang nhãn hiệu Trung Quốc mà còn khiến nó tăng vọt.
Dữ liệu thị trường Trung Quốc cho thấy trong tháng 10/2020, doanh số bán điện thoại di động Trung Quốc tại Ấn Độ đã tăng 1,7 triệu chiếc so với cùng kỳ năm trước.
Các nhà sản xuất điện thoại di động thương hiệu Trung Quốc chi phối, chiếm lĩnh thị trường Ấn Độ. Có thể bạn sẽ tò mò, các thương hiệu nội địa ở Ấn Độ đang ở đâu?
Điện thoại Micromax. Ảnh: Financial Express |
Trên thực tế, các thương hiệu nội địa của Ấn Độ như Micromax ngay từ đầu ra mắt khá có năng lực, họ không chỉ sản xuất flagship giá rẻ mà còn hỗ trợ hơn 20 ngôn ngữ Ấn Độ địa phương, tung ra các mẫu điện thoại có dung lượng pin lớn và tạo ra những chiếc di động màn hình lớn.
Đến năm 2013, Micromax thậm chí còn được xếp hạng trong số mười thương hiệu điện thoại di động hàng đầu trong các lô hàng toàn cầu. Năm 2016, Vikas Jain, người đồng sáng lập Micromax, đe dọa chiếm thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, khi các thương hiệu Trung Quốc như Xiaomi, OPPO, VIVO, Realme và các thương hiệu Trung Quốc khác thực sự lấn sân sang thị trường Ấn Độ thì các thương hiệu nội địa của Ấn Độ, trong đó có Micromax, lại mất hút.
Smart |
Smartphone Jio Phone của tỷ phú Mukesh Ambani. Ảnh: Bloomberquint |
Điều đáng nói là Mukesh Ambani, người giàu nhất châu Á cũng dùng chiến lược giá rẻ để thu hút hơn 100 triệu người dùng trong 6 tháng cho hãng điện thoại Jio Phone. Chiếc điện thoại Jio Phone vừa ra mắt có thể dùng mạng 4G nhưng cấu hình tương đối thấp, không thể đánh bại cấu hình của các sản phẩm thương hiệu Trung Quốc.
Các thương hiệu Trung Quốc đều tập trung vào "thương hiệu giá rẻ" vì người Ấn Độ nhìn chung vẫn còn nghèo. Theo số liệu GNI bình quân đầu người của các nền kinh tế trên thế giới năm 2018 do Ngân hàng Thế giới công bố, tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người của Ấn Độ đứng thứ 144 trong danh sách. Thu nhập một tháng của người Ấn Độ là 168 đô la Mỹ. Bên cạnh đó, cấu hình là bài toán lớn của các hãng sản xuất Ấn Độ nếu muốn chiếm lại thị phần từ các công ty thương hiệu Trung Quốc.
Theo Zhihu