Chỉ những người nhỏ bé mới đóng thuế!
Ngày 2/10/2018, tiêu đề trang nhất của New York Times đã đưa ra một báo cáo điều tra dài 15.000 từ.
Bản báo cáo đã chỉ thẳng vào mặt đen tối của gia đình cựu Tổng thống Donald Trump khi đó, một trong những gia đình giàu có nhất ở Mỹ, đã gian lận thuế quy mô lớn, cũng như việc chuyển nhượng tài sản thông qua nhiều thủ thuật để tránh bị đánh thuế. Hàng tỉ USD và các hành vi gian lận, và bản thân ông Trump cũng không đóng bất kỳ khoản thuế thu nhập nào trong 10 năm.
Bản báo cáo này do ba phóng viên thực hiện, kéo dài một năm rưỡi, lật giở hàng chục nghìn trang tài liệu thuế và thông tin mật. Tuy thành công thu hút sự chú ý của dư luận nhưng cuối cùng bản báo cáo đã bị dập tắt và không gây rắc rối lớn đối với gia đình ông Trump.
Ông Trump đáp lại điều này chỉ bằng 4 từ "cực kỳ nhàm chán" và từ chối tiết lộ các bản khai thuế của mình. Các quan chức thuế của bang New York tuyên bố đã điều tra tình hình thuế của Trump, nhưng sau vài tháng không có tin tức mới, và mọi chuyện dần đi vào dĩ vãng.
Tuy nhiên, ít nhất bản báo cáo đã cho công chúng cái nhìn khác về khối tài sản khổng lồ của giới siêu giàu.
New York Times đưa tin về hành vi trốn thuế của gia đình Trump. |
Trong vài ngày qua, những nhóm người giàu nhất ở Mỹ lại một lần nữa rơi vào tầm ngắm của việc trốn thuế.
Vào ngày 8/6, hãng thông tấn ProPublica đã tiết lộ hồ sơ thuế bí mật của giới siêu giàu Mỹ. Nhà sáng lập Amazon - Jeff Bezos, nhà sáng lập Tesla - Elon Musk và ông trùn tài chính Soros đều có tên trong danh sách. Hồ sơ cho thấy trong một số năm, thuế thu nhập cá nhân liên bang của những người siêu giàu chiếm 80% tài sản của Mỹ hóa ra chỉ là muối bỏ biển.
Ví dụ, Jeff Bezos đã không trả bất kỳ khoản thuế thu nhập cá nhân liên bang nào trong năm 2007 và 2011, và Elon Musk đã không trả bất kỳ khoản thuế thu nhập cá nhân liên bang nào trong năm 2018. Gã khổng lồ tài chính Soros đã không đóng thuế thu nhập cá nhân trong ba năm liên tiếp.
Điều khiến người dân Mỹ tức giận hơn cả là 25 người Mỹ giàu nhất đã tăng tài sản thêm 401 tỉ USD từ năm 2014 đến 2018, nhưng chỉ trả tổng cộng 13,6 tỉ USD tiền thuế và thuế suất thu nhập cá nhân trung bình của họ là 3,4%. Warren Buffett thậm chí thấp tới 0,1%, Bezos dưới 1% trong khi một người Mỹ trung lưu bình thường với thu nhập hàng năm 70.000 USD chịu mức thuế thu nhập cao tới 14%.
Người bình thường làm việc cật lực trong một năm còn chẳng bằng nhà giàu kiếm được trong một giây mà lại phải chịu mức thuế cao gấp mười lần, ai mà không cảm thấy mất bất công.
Đối với tiết lộ của giới truyền thông, thái độ của những người giàu cũng rất kỳ lạ, Bezos giữ im lặng và không phản hồi, còn Musk thì đáp lại bằng dấu "?".
Về mặt pháp lý, thông tin này sẽ không gây ra nhiều thiệt hại cho giới siêu giàu. Phần lớn tài sản của họ đến từ cổ phiếu công ty và cổ tức, miễn là họ không bán cổ phiếu hoặc nhận cổ tức, thì những khoản thu nhập này không được tính vào thu nhập chịu thuế.
Nói cách khác, ngoài việc lắng nghe một vài lời chỉ trích đạo đức từ công chúng, người giàu không cần phải chịu bất kỳ cái giá đáng kể nào.
Ngược lại, những người bình thường sống bằng nghề bán sức lao động lấy tiền công thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân cao.
Helmsley, một ông trùm bất động sản ở New York những năm 1980, từng nói rằng: "Chỉ có những người nhỏ bé mới đóng thuế", một câu nói đầy thâm thúy phơi bày hiện thực trần trụi 40 năm sau. Tiết lộ gây sốc của Mỹ cho thấy không bao giờ có thể đo được khoảng cách giữa giới tư bản và dân thường.
Ít người sẵn sàng cho đi của cải mà họ đã làm việc chăm chỉ cả đời cho đất nước. Người càng giàu thì khả năng trốn thuế càng cao.
Để bảo vệ sự giàu có của mình, giới nhà giàu đã dựng lên màn kịch trốn thuế trên khắp thế giới.
Hàng nghìn tỉ USD "ẩn"
Quần đảo Cayman nằm ở phía tây vùng biển Caribe, có một tòa nhà nhỏ 5 tầng, trong tòa nhà rất bình thường này ẩn chứa hơn 18.000 công ty.
Quần đảo Cayman đẹp như tranh vẽ. Sau khi Columbo đi thuyền khám phá "thế giới mới" này vào thế kỷ 16, nơi đây từng là thiên đường của những tên cướp biển.
Ngày nay, "Thuyền trưởng Jack" đã nhường chỗ cho giới nhà giàu. Bạn có thể nhìn thấy những luật sư, kế toán, chủ ngân hàng ở khắp mọi nơi trên đảo, cũng như những ông chủ và người đẹp trong những khách sạn sang trọng, những người đến từ khắp nơi trên thế giới và sống xa hoa khách sạn. Họ đang làm điều tương tự ở đây - "che giấu sự giàu có".
Quần đảo Cayman trên bờ biển Caribe |
Năm 1978, quần đảo Cayman dưới sự cai trị của Anh Quốc đã ban hành luật quy định rằng bất kể doanh nghiệp hay cá nhân nào tham gia vào bất kỳ hoạt động kinh tế nào tại quần đảo Cayman đều không cần phải trả một xu thuế.
Nơi đây không chỉ có thể tránh thuế, mà còn cung cấp một con đường tắt cho các công ty đại chúng ở nước ngoài, và quần đảo Cayman đã trở thành thiên đường cho những người giàu toàn cầu trốn thuế.
Ngày nay, hòn đảo nhỏ chỉ với 70.000 cư dân này có hơn 300 chi nhánh ngân hàng và 100.000 công ty đăng ký trên khắp thế giới, trong đó có 500 công ty thuộc danh sách Fortune của Mỹ như Apple, Google, Coca-Cola và Procter & Gamble.
Tương tự như quần đảo Cayman, từ những năm 1920, các ngân hàng Thụy Sĩ luôn tạo ra một màn bí ẩn để thu hút khách hàng trên toàn thế giới.
Năm 1934, Thụy Sĩ ban hành "Đạo luật Bảo mật Ngân hàng", nghiêm cấm ngân hàng tiết lộ danh tính khách hàng cho một bên thứ ba, dù đó là cơ quan thuế, chính phủ nước ngoài và thậm chí là chính quyền Thụy Sĩ. Khách hàng có thể đăng ký thông tin ngân hàng bằng bút danh, mã số, thậm chí là một chuỗi số, không ai có thể biết danh tính của bạn.
Bên cạnh đó, Thụy Sĩ tuy đánh thuế thu nhập cá nhân rất cao nhưng lại không áp dụng với người nước ngoài.
Từ những yếu tố này kết hợp với chính sách bảo mật, Thụy Sĩ dần dần trở thành thiên đường cho việc cất giấu tài sản và trốn thuế của nhiều người từ khắp thế giới. Tính đến năm 2014, các ngân hàng Thụy Sĩ quản lý 2,2 nghìn tỉ USD tài sản nước ngoài.
Ngân hàng UBS. |
Một hệ thống tốt làm cho những người xấu trở nên tốt, và một hệ thống xấu làm cho những người tốt trở nên xấu.
Ngoài thuế thu nhập cá nhân và thuế doanh nghiệp, thuế thừa kế ở châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan cũng là một khoản tiền khổng lồ mà người giàu phải trả. Nhưng thông minh như họ, họ sẽ chuyển nhượng tất cả tài sản một cách hợp pháp trước khi chết.
Trong tiết lộ trên New York Times năm 2018, cha của ông Trump đã bắt đầu suy nghĩ về giảm tối đa sự mất mát tài sản của gia đình do thuế thừa kế khi các con trai của ông vẫn còn trong độ tuổi chập chững biết đi. Gia đình Trump mở công ty All County với nghiệp vụ chủ yếu là trung gian mua sắm nguyên vật liệu cho các tòa nhà mà công ty của Fred Trump xây nên. Tuy vậy thay vào đó, công ty này lại bí mật độn giá tiền những khoản chi để chuyền một phần tài sản của Fred Trump sang cho những người con. Thủ thuật này giúp họ trốn được ít nhất 550 triệu USD tiền thuế.
Quỹ ủy thác cũng là phương pháp thường được sử dụng. Những người giàu có có thể thiết lập tài sản của họ dưới dạng ủy thác của gia đình và giao chúng cho các chuyên gia quản lý, và số tiền thu được từ quỹ sẽ chuyển cho những người thụ hưởng. Quỹ uỷ thác sẽ được giảm đáng kể nhiều loại thuế như thuế thu nhập cá nhân, thuế đánh trên quà tăng hay thừa kế.
Việc thành lập các quỹ từ thiện cũng là một biện pháp tránh thuế hoàn hảo mà những người giàu có sử dụng. Lợi ích thuế mà hoạt động từ thiện mang đến cho giới siêu giàu là vô cùng khổng lồ như tránh thuế thặng dư vốn (thường là 15%) và thuế bất động sản (40%) đối với tổng tài sản trên 11,58 triệu USD. Do đó, đây sẽ là cỗ máy ATM để con cháu giới siêu giàu rút tiền.
Lợi ích thứ hai, đó là thông qua quỹ từ thiện để ủng hộ những dự án "có vẻ nhân văn", đó là một hình thức đầu tư kiếm lợi. Kết quả là từ thiện trao đi, tiền của họ ngày càng nhiều!
Nếu không hiệu quả, họ vẫn có thể sử dụng "Ba mươi sáu kế, chuồn là thượng sách". Năm 2012, Tổng thống Pháp lúc bấy giờ là ông Hollande đã áp 75% "thuế người giàu" đối với người có mức lương hàng năm hơn 1 triệu USD. Trong năm chính sách được đưa ra, 587 người đã nhập cư đến các nước khác.
Thế giới đang bị chia cắt sâu sắc bởi khoảng cách giàu nghèo
Tổng thư ký Liên hợp quốc Anton Guterres từng nói rằng gần một nửa tài sản của thế giới do 26 người giàu nhất độc quyền và tổng tài sản của họ hơn 1,4 nghìn tỉ USD, tương đương với tài sản của 3,8 tỉ người tầng lớp cuối cùng thế giới. 70% dân số thế giới phải chấp nhận mức thu nhập và tiền lương không công bằng.
Tại Mỹ, gần 20% tài sản của Mỹ thuộc sở hữu của những người siêu giàu, những người chiếm 0,1% tổng dân số, và tài sản ròng của họ tương đương 90% tổng tài sản của người bình thường. Trong 40 năm qua, lương của các CEO Mỹ đã tăng 937%, còn lương của nhân viên thuộc tầng lớp lao động chỉ tăng 10%.
Khi người giàu đã kiếm được nhiều của cải, họ càng cố gắng tránh thuế, và những người bình thường không có lựa chọn nào khác.
Đa số tầng lớp lao động sống bằng lương cố định, tiền chưa đến tay đã bị trừ thuế nhưng vẫn phải tiếp tục "lăn vào" để kiếm sống.
Điều trớ trêu là phần lớn sự tăng trưởng giàu có đến từ sự gia tăng của các tài sản như cổ phiếu và bất động sản, những tài sản này không cần phải trả thuế trước khi bán và thậm chí chúng không cần phải tránh thuế.
Năm 2012, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama xuất thân từ một gia đình dân thường đã mở đường siết chặt người giàu.
Dự luật cải cách thuế của ông đề xuất rằng chính phủ phải đưa ra mức thuế suất đối với những người giàu có với thu nhập hàng năm trên 1 triệu USD không thấp hơn 30%. Ngược lại, không nên tăng thuế suất đối với 98% tổng dân số có thu nhập hàng năm dưới 250.000 USD, ông cũng thành lập một đội điều tra thương mại và tội phạm tài chính để điều tra hành vi thao túng vốn của Phố Wall và các hành vi khác.
Tuy nhiên, việc quảng bá dự án luật rất khó khăn. Sau khi "tầng lớp phú nhị đại" Donald Trump nhậm chức, những cải cách thuế của ông Obama vẫn chưa thể giải quyết được, thay vào đó, ông Trump bắt đầu đẩy mạnh việc cắt giảm thuế để tiếp tục "giảm gánh nặng" cho người giàu.
Hiện nay, ông Joe Biden, người đã đánh bại ông Trump, đã đưa "thuế nhà giàu" vào chương trình nghị sự của mình. Ông đề xuất tăng thuế thu nhập đối với những người Mỹ có thu nhập hàng năm trên 1 triệu USD từ 20% lên 39,6%.
Cùng mức thuế 3,8% mà các nhà đầu tư giàu có phải trả cho chương trình bảo hiểm sức khỏe Obamacare, mức thuế thu nhập trên thặng dư vốn có thể lên tới 43,4%, cao nhất kể từ những năm 1920, theo nghiên cứu của Tax Foundation, một nhóm nghiên cứu độc lập về thuế.
Đồng thời, quá trình minh bạch thuế quốc tế cũng đang được tiếp tục khởi động.
Tháng 5/2014, chính phủ Thụy Sĩ thông báo rằng hệ thống tài chính Thụy Sĩ sẽ hỗ trợ việc thực hiện các Hệ thống tự động trao đổi thông tin (AEOI) đã ký với Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Thế giới (OECD) giới thiệu nhằm chống trốn thuế. Theo quy định, tất cả nhà băng có nghĩa vụ gửi thông tin khách hàng cho cơ quan thuế quốc gia, với dữ liệu về người nước ngoài được chia sẻ với cơ quan thuế tại quê hương của khách hàng đó.
Nói cách khác, thông tin của những người mở tài khoản từ đó trở nên minh bạch, điều này cho thấy quyết tâm chống trốn thuế của Thụy Sĩ. Sau khi tuyên bố được ký kết, bức màn bí mật của các ngân hàng Thụy Sĩ trong hơn 300 năm đã chấm dứt.
Quần đảo Cayman, Bermuda và các thiên đường thuế ngoài khơi khác đã ký tuyên bố cùng với Thụy Sĩ.
Cánh cửa của "thiên đường thuế" cũ từ đó bị đóng lại, các ngân hàng Thụy Sĩ đen tối và quần đảo Cayman đã trở thành lịch sử. Ánh sáng dần dần lọt vào qua những kẽ hở tối tăm.
Trong bộ phim 'Shawshank's Redemption' (Nhà tù Shawshank), phó chủ tịch ngân hàng Andy buộc phải sử dụng kiến thức tài chính chuyên nghiệp của mình để giúp quản giáo trốn thuế và rửa tiền. Cuối cùng, khi được tự do, ông sử dụng bằng chứng rửa tiền dày đặc để đưa quản giáo - "ma quỷ thực sự" vào địa ngục. Ngoài đời, sự thật về "tài phiệt giàu có" vừa được hé lộ.
Theo Zhihu