Tòa án tối cao Nepal (Ishwor Prasad Khatiwada) vừa yêu cầu tòa án quận Kathmandu giải trình về căn cứ ban hành lệnh cấm đối trên cả nước với trò chơi battle royale nổi tiếng, PlayerUnknown’s Battlegrounds.
Ngày 11/4, tòa án quận Kathmandu đã ban hành lệnh cấm PUBG vì gây nghiện ở trẻ em, dẫn tới gia tăng hành vi bạo lực, nhưng không đưa ra bất kỳ bằng chứng cụ thể nào. Sau đó, Cục Viễn thông Nepal đã bắt tất cả nhà mạng và nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) chặn truy cập tới máy chủ PUBG trên toàn cầu.
Theo Himalaya Times, lệnh cấm PUBG đã vi phạm điều 17 trong Hiến pháp Nepal, đảm bảo quyền tự do ngôn luận đối với các vụ việc cho phép chính phủ can thiệp. Do đó, Tòa án tối cao Nepal đã ra phán quyết gỡ bỏ lệnh cấm đối.
Lệnh cấm tại Nepal ngày 11/4 được đưa ra sau khi với PUBG bị “tuýt còi” tại một số thành phố ở Ấn Độ vì nhiều bậc phụ huynh lo ngại tác động tiêu cực của trò chơi trực tuyến này tới tâm lý và trí lực của giới trẻ. Lệnh cấm PUBG ở Ấn Độ đã được gỡ bỏ vào đầu tháng 4.
Doanh thu “khủng” bất chấp lệnh cấm
Bất chấp lệnh cấm tại một số quốc gia, PUBG vẫn đang là “cỗ máy in tiền” cho nhà phát hành Bluehole. Theo báo cáo tài chính năm 2018, PUBG đã đem về cho PUBG Corp doanh thu 920 triệu USD cà lợi nhuận 311 triệu USD.
Trong đó, phiên bản PC vẫn là nguồn thu chủ lực, đóng góp doanh thu 790 triệu USD. Tiếp theo là phiên bản dành cho thiết bị di động (65 triệu USD) và các hệ máy console (58 triệu USD).
Châu Á đang là khu vực đóng góp doanh thu lớn nhất cho PUBG Corp. Ảnh: Esports Observer
|
Bên cạnh đó, Châu Á là khu vực có lượng người chơi PUBG đông đảo nhất, chiếm 53% doanh thu cả năm của PUBG Corp.
Nhà phân tích Daniel Ahmad (Niko Partners) cho rằng doanh thu phiên bản di động, PUBG Mobile khá thấp vì công ty Trung Quốc, Tencent mới là đơn vị phát triển và phát hành trò chơi.
Theo Himalaya Times