Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy Ine Eriksen Soreide đã gọi đây là một sự cố nghiêm trọng ảnh hưởng đến “cơ quan dân chủ quan trọng nhất” của nước này.
“Dựa trên những thông tin được gửi lên chính phủ, chúng tôi xác định rằng Nga đứng sau hoạt động này” - bà Soreide khẳng định mặc dù không đưa được ra bất kỳ bằng chứng nào. Bà cũng cho biết trong một tuyên bố rằng các cơ quan an ninh và tình báo của Na Uy đang "hợp tác chặt chẽ để giải quyết vấn đề này ở cấp quốc gia".
Trong khi đó, Nga bác bỏ tuyên bố trên và mô tả đây là “sự khiêu khích có chủ ý và vô cùng nghiêm trọng”. Đại sứ quán Nga ở Oslo cho rằng thông báo trên là “không thể chấp nhận được” và không hề có bằng chứng nào được đưa ra.
“Mỗi năm, có hàng triệu vụ tấn công mạng có nguồn gốc từ nước ngoài nhắm vào các nguồn tài nguyên internet quốc gia của Nga. Nhưng điều này không cho phép chúng tôi có quyền đổ lỗi một cách bừa bãi cho các nhà chức trách của những nước bị nghi là nơi khởi nguồn của chúng”, trích tuyên bố của Đại sứ quán Nga.
Quốc hội Na Uy. (Ảnh: BBC)
|
Trước đó, vào tháng 9/2020, chính phủ Na Uy cũng tiết lộ rằng tài khoản email của một số quan chức nước này đã bị xâm nhập trong một vụ tấn công mạng và một số thông tin đã bị đánh cắp. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại đầy đủ từ vụ tấn công này vẫn chưa được công khai.
Cáo buộc của Na Uy được đưa ra vào thời điểm gia tăng căng thẳng với Nga. Cả hai quốc gia có chung đường biên giới ở Bắc cực và Na Uy là thành viên của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Hồi tháng 8/2020, Na Uy đã trục xuất một nhà ngoại giao Nga vì nghi ngờ làm gián điệp. Vài ngày sau đó, Nga đã trả đũa bằng cách trục xuất một nhà ngoại giao Na Uy. Năm 2018, Na Uy cũng đã bắt giữ một công dân Nga. Người này bị tình nghi đã thu thập thông tin trên mạng quốc hội nước này nhưng sau đó đã được trả tự do vì thiếu bằng chứng.
Trong một báo cáo vào hồi đầu năm, cơ quan tình báo quân sự Na Uy cảnh báo rằng Nga đang cố gắng khơi dậy sự bất hòa trong nước thông qua cái gọi là hoạt động gây ảnh hưởng nhằm làm suy yếu niềm tin của công chúng đối với chính phủ, các quy trình bầu cử và truyền thông Na Uy.
Các cơ quan lập pháp quốc gia là nguồn cung cấp thông tin quan trọng liên quan đến chính sách và do đó, các cơ quan này thường xuyên bị tin tặc nhắm mục tiêu.
Tháng 1/2020, thông tin của hàng trăm chính trị gia Đức, bao gồm cả Thủ tướng Angela Merkel đã bị đánh cắp và công khai trực tuyến. Năm ngoái, cơ quan tình báo của Australia đã cáo buộc tin tặc Trung Quốc được nhà nước hậu thuẫn đã cố gắng thực hiện một vụ tấn công mạng nhắm vào quốc hội Australia trong khi Bắc Kinh phủ nhận cáo buộc này.
Theo BBC
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu