Mỹ sẽ triển khai máy bay tàng hình F-35A tại Hàn Quốc để kiềm chế Trung Quốc và Triều Tiên

VietTimes -- Quân đội Mỹ đóng quân tại Hàn Quốc sẽ triển khai máy bay chiến đấu F-35A "Lightning II" ở Hàn Quốc. Động thái này là để kiềm chế Trung Quốc và Triều Tiên; giới quan sát dự đoán Trung Quốc và Triều Tiên sẽ phản ứng quyết liệt.
Mỹ có kế hoạch triển khai hàng chục chiếc F-35A ở Hàn Quốc thay thế cho loại F-16 đã lạc hậu để đối phó Trung Quốc và Triều Tiên.
Mỹ có kế hoạch triển khai hàng chục chiếc F-35A ở Hàn Quốc thay thế cho loại F-16 đã lạc hậu để đối phó Trung Quốc và Triều Tiên.

Ngày 2 tháng 9 tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc đưa tin, quân đội Mỹ có kế hoạch triển khai loại máy bay chiến đấu tàng hình F-35A mới nhất tại căn cứ không quân của Mỹ ở Hàn Quốc. Theo quan chức liên quan trong chính phủ Hàn cho biết: “Quân đội Mỹ hiện đang tiến hành các quá trình liên quan để triển khai F-35A, nhiều khả năng bắt đầu triển khai F-35A tại bán đảo Triều Tiên vào đầu năm 2020”. Ngoài 40 chiếc F-35A mà Không quân Hàn Quốc dự định mua từ năm nay đến năm 2021, quân đội Mỹ tại Hàn Quốc cũng sẽ triển khai “hàng chục chiếc” F-35A tại đây.

Được biết, F-35A của quân đội Mỹ được triển khai sẽ thay thế loại máy bay chiến đấu F-16 hiện tại. Quan chức chính phủ Hàn Quốc nói: “Quân đội Mỹ phát triển loại F-35A để thay thế cho máy bay F-16”, “Các kế hoạch trung và dài hạn này để thay thế những máy bay F-16 của Mỹ bố trí tại các căn cứ quân sự ở Gunsan và Osan, Hàn Quốc”.

Bộ Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương của Mỹ cho biết: “Chúng tôi đang xây dựng căn cứ chiến lược ở Ấn Độ - Thái Bình Dương, Không quân Mỹ đang triển khai vũ khí như thường lệ và không phủ nhận kế hoạch triển khai F-35A”. Quan chức quân sự Hàn Quốc nói: “Ý nghĩa của việc triển khai F-35A của quân đội Mỹ không chỉ để kiềm chế Bắc Triều Tiên, mà còn là sự cân nhắc khía cạnh chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương đối phó Trung Quốc và các nước khác”.

Cho đến năm 2025 dự kiến quân đội Mỹ và đồng minh ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương sẽ triển khai hơn 220 chiếc F-35A
Cho đến năm 2025 dự kiến quân đội Mỹ và đồng minh ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương sẽ triển khai hơn 220 chiếc F-35A

Trước đó, tướng Charles Brown, Tư lệnh Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương đã nói: “Đến năm 2025, quân đội Mỹ và các nước đồng minh ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương sẽ triển khai hơn 220 máy bay F-35A”.

Nếu kế hoạch này của quân đội Mỹ được thực hiện, Trung Quốc và Triều Tiên chắc chắn sẽ phản đối mạnh mẽ. Nhất là Triều Tiên gần đây luôn đề cập đến việc quân đội Hàn Quốc nhập khẩu F-35A với phản ứng nhạy cảm và sử dụng nó như một cái cớ để liên tục phóng tên lửa. Hàn Quốc-Mỹ hiểu rất rõ về phản ứng lo ngại và phản đối của Triều Tiên, năm 2017 khi Triều Tiên liên tiếp phóng tên lửa  để phản ứng việc Mỹ thăm dò triển khai các loại máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và F-35A ở bán đảo Triều Tiên.

Trung Quốc trong một thời gian dài đã gây áp lực cao đối với Hàn Quốc do việc cho phép Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa giai đoạn cuối THAAD khiến người ta lo ngại. Tuy nhiên, dư luận trong và ngoài giới quân sự Hàn Quốc cho rằng: Bản thân Trung Quốc cũng đang triển khai các máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến nhất, nên Trung Quốc không thể chỉ trích việc Mỹ triển khai các thế hệ máy bay chiến đấu mới thay thế loại đã lạc hậu”.

Một trong hai chiếc F-35A của không quân Hàn Quốc hạ cánh xuống sân bay Cheongju ngày 21/8
Một trong hai chiếc F-35A của không quân Hàn Quốc hạ cánh xuống sân bay Cheongju ngày 21/8

Trước đó, Chosun Ilbo ngày 22/8 đưa tin, chiều ngày 21, hai máy bay chiến đấu tàng hình F-35A đã đến căn cứ Cheongju; loại máy bay này trong trường hợp khẩn cấp, có thể bí mật tấn công căn cứ năng lượng hạt nhân và sở chỉ huy của Triều Tiên. Quân đội Hàn Quốc do tính đến sự phản kháng của Triều Tiên, nên không công bố công khai việc máy bay F-35A tới Hàn Quốc ngày hôm đó.

Nguồn tin từ chính phủ Hàn Quốc cho Chosun Ilbo biết, hai máy bay chiến đấu tàng hình F-35A đã đến căn cứ Cheongju vào  lúc 1 giờ 50 phút ngày 21/8. Không quân Hàn Quốc trước đó đã nhập khẩu hai chiếc F-35A vào các ngày 29 tháng 3 và 15 tháng 7. Nếu tính cả hai chiếc vừa đến Hàn Quốc vào ngày 21/8 thì hiện nay số lượng F-35A thuộc sở hữu của Không quân Hàn Quốc đã là sáu chiếc. Được biết, theo kế hoạch cũ, sẽ có 4 chiếc F-35A bay từ Mỹ đến Hàn Quốc cùng lúc, nhưng 2 chiếc đến trước vào đầu ngày 21/8. Nguồn tin chính phủ Hàn Quốc cho biết 2 chiếc F-35A còn lại sẽ đến Hàn Quốc vào ngày 22 hoặc muộn nhất sau vài ngày.

Hàn Quốc đến năm 2021 sẽ mua cả thảy 40 chiếc F-35A, gấp đôi dự kiến ban đầu
Hàn Quốc đến năm 2021 sẽ mua cả thảy 40 chiếc F-35A, gấp đôi dự kiến ban đầu

Quân đội Hàn Quốc có kế hoạch nhập khẩu thêm 2 chiếc vào tháng 11 và 3 chiếc F-35A vào tháng 12 năm nay để đảm bảo có được sự phục vụ của hơn 10 chiếc F-35 trong năm nay. Tuy nhiên, do xem xét sự phản kháng của Triều Tiên, nên vẫn chưa quyết định có nên tổ chức một sự kiện kỷ niệm hay công bố lịch trình  chính thức hay không. Trước việc quân đội Hàn Quốc nhập khẩu máy bay chiến đấu tàng hình F-35A, Triều Tiên luôn chỉ trích hành động này là vi phạm “thỏa thuận quân sự ngày 19 tháng 9”. Một số người trong quân đội Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên có thể lợi dụng việc Hàn Quốc mua F-35A là cái cớ để phóng lại tên lửa tầm ngắn, tiến hành khiêu khích. Tuy nhiên, quan chức quân đội Hàn Quốc cho rằng nếu e sợ sự kháng cự của Triều Tiên mà che giấu sự thật F-35A đến Hàn Quốc, thì sự khiêu khích của Triều Tiên có thể sẽ ngày càng gia tăng trong tương lai. Nhiều nhà phân tích cho rằng Triều Tiên gần đây đã phóng một loại tên lửa chiến thuật đất đối đất mới với độ cao tối đa 30 km và tầm bắn 230 km, được  cho là nhắm tới việc Hàn Quốc triển khai F-35A ở sân bay Cheongju. Máy bay F-35A có khả năng tàng hình rất tốt, có thể bí mật thâm nhập vào các doanh trại đối phương với tốc độ tối đa 1,8 Mach và bán kính chiến đấu tới 1.093 km. Nó có thể được trang bị tên lửa không đối không, vũ khí tấn công dẫn đường thông minh JDAM và loại bom dẫn đường chính xác cỡ nhỏ SDB.

Giá thành mỗi chiếc F-35A là 116 triệu USD, Hàn Quốc dự tính đến năm 2021 sẽ mua cả thảy 40 chiếc, tăng gấp đôi so với dự kiến ban đầu.

(Theo Đa Chiều, Chosun Ilbo)