Nguồn gốc của máy photocopy
Theo Science ABC, từ thời xa xưa, khi chưa có sự xuất hiện của máy photocopy, thì những bản sao của tài liệu thường được chép tay hoặc sử dụng giấy than. Thời đó mọi người đều hài lòng với cách làm này, và không cảm thấy cần phải có một chiếc máy photocopy như bây giờ. Tuy nhiên, Chester Carlson – người đã phát minh ra máy photocopy – lại có những dự định của riêng mình có ảnh hưởng đến toàn thế giới.
Chester Carlson thực chất là một luật sư về sở hữu trí tuệ chứ không phải nhà phát minh. Do đặc thù công việc, ông phải tạo ra rất nhiều bản sao của những giấy tờ quan trọng. Đây là một công việc vô cùng tẻ nhạt & nhàm chán đối với ông. Hơn nữa, vì ông bị viêm khớp, nên ông thấy công việc này không thoải mái một chút nào.
Ông đã thử nghiệm về tính quang dẫn trong bếp của mình, và tạo ra thiết kế cơ bản đầu tiên của chiếc máy photocopy, và sau đó xin cấp bằng sáng chế vào năm 1938. Sau đó, ông đã tiếp cận rất nhiều công ty để giới thiệu về chiếc máy này, trong đó bao gồm công ty General Electric và IBM. Đáng tiếc, tất cả đều làm ông thất vọng. Như đã đề cập ở trên, ở thời đại này, con người hài lòng với cách thức sao chép tài liệu hiện tại, cho nên không ai quan tâm đến việc mua chiếc máy photocopy này.
Tuy nhiên, Carlson đã ký hợp đồng với một tổ chức phi lợi nhuận có tên Viện Battelle Memorial để tiếp tục phát triển nghiên cứu của mình và điều chỉnh, cải tiến công nghệ. Sau một thời gian, một công ty tại New York đã có được giấy phép sản xuất và quảng cáo máy photocopy, và sau đó, vào năm 1949, chiếc máy photocopy đầu tiên (có tên gọi là mẫu A) đã được ra mắt.
Nguyên lý hoạt động của máy photocopy
Một chiếc máy photocopy hoạt động dựa trên hai nguyên lý cơ bản: sự hút nhau của các điện tích trái dấu và xu hướng trở nên dẫn điện hơn của một số vật liệu sau khi hấp thụ bức xạ điện từ, ví dụ như tia cực tím, hồng ngoại, ánh sáng khả kiến, v.v… (tính quang dẫn)
Hầu hết các máy photocopy hiện đại đều hoạt động dựa trên một công nghệ là xerography – về cơ bản là một kỹ thuật photocopy khô. Nó bao gồm việc sử dụng các hạt tích điện để hút và sau đó sắp xếp, truyền dẫn các hạt mực lên một tờ giấy.
Máy photocopy hoạt động với kỹ thuật photocopy 'khô' và không sử dụng bất kỳ hóa chất lỏng nào. (Nguồn ảnh: OkiUkraine / Wikimedia Commons)
Thành phần của một chiếc máy photocopy
Một chiếc máy photocopy điển hình (thường được gọi là máy photo xerox) bao gồm những thành phần sau:
Trống: Là một bộ phần của máy photocopy, được phủ bởi một lớp vật liệu bán dẫn như selen, silic hoặc gecmani. Đây được cho là phần quan trọng nhất của máy.
Mực in: Về cơ bản chỉ là chất lỏng màu đen. Đôi khi có khái niệm "mực khô" – là hỗn hợp khô của các hạt nhựa dẻo và các chất tạo màu để tạo nên những hình ảnh trên một tờ giấy.
Hộp mực của máy in màu (Nguồn ảnh : Flickr)
Các dây Corona, khi gặp điện áp cao, sẽ truyềnmột trường điện tích dương vào bề mặt của trống và văn bản sao chép.
Một nguồn sáng và một vài ống kính sẽ giúp chiếutia sáng trên tài liệu ban đầu và tạo nênmột bản sao của hình ảnh đó lên một vị trí cụ thể tương ứng.
Một tia sáng chiếu qua tài liệu chính (Nguồn ảnh: Wikipedia Wikipedia)
Fuser (Lô sấy)cũng là một thành phần chính không thể thiếucủa máy photocopy. Fuser có tác dụng nung nóng mực in. Mực in sau khi bị nung nóng sẽ dính vào tờ giấy bản sao theo vị trí đã được định sẵn ngay trước khi ra khỏi máy photo.
Máy photocopy hoạt động như thế nào?
Để bắt đầu quá trình sao chép, nắp trên của máy photocopy được mở ra và mặt cần sao chép của bản gốc được đặt úp xuốngmặt kính, ở đó sẽ cómột tia sáng quét qua toàn bộ tài liệu. Các vùng trắng trên giấy phản chiếu ánh sáng nhiều hơn, trong khi các vùng màu đen phản chiếu ít hoặc không phản chiếu ánh sáng. Sau đó, hình ảnh của bản chính sẽ được hình thành trên phần quang dẫn.
Máy in sẽ tạo ra điện tích âm trên toàn bộ bề mặt trống bằng cách cho trống quay 1 vòng, sau đó trống sẽ bị nhiễm điện tích âm khoảng -130V, điện tích âm này sẽ hút mực bám lên trống. Lúc này, bộ điều khiển sẽ điều khiển tia laser chiếu vào vị trí không muốn tạo ảnh, những vị trí này khi in ra sẽ là nền trắng còn vị trí có điện tích âm sẽ có chữ hoặc hình ảnh.
Một tờ giấy trắng được đưa vào máy photocopy từ phía bên kia, từ từ di chuyển về phía trống. Khi nó di chuyển trên trống, nó sẽ được "truyền" lượng điện tích dương mạnh mẽ. Lượng điện tích dương của giấy trắng sẽ kéo các hạt mực tích điện âm xuống và dính chặt vào giấy tại các vị trí định sẵn. Từ đó hình thành một bản sao của bản gốc trên tờ giấy trắng đó.
Cuối cùng, ngay trước khi bản sao được "nhả" ra khỏi máy, nó sẽ in đi qua trục sấy (Fuser), trục này tỏa nhiệt khoảng 180 độ C để làm chảy mực in ra, mực in sẽ bám chặc vào giấy in sau đó đưa giấy in ra ngoài.Đây là lý do tại sao bản photo thường nóng khi mới ra khỏi máy.
Bản sao vừa được tạo ra có nhiệt độ cao và tạo cảm giác nóng khi chạm vào.
Theo Tạp chí Diễn đàn đầu tư