Phần 1: Mặt trái của tiền điện tử - Tiền ảo, rủi ro thật
Phần 2: "Bong bóng đầu cơ" tiền điện tử
Phần 3: Lừa đảo, Rửa tiền, Hành vi phạm pháp và Tiền ảo
Phần 4: Tiền ảo – Rủi ro đa cấp và đầu tư hứa hẹn lợi nhuận cao
Cuộc tấn công của mã độc Wannacry - Sự khởi đầu cho cơn bão Bitcoin?
Ngày 12/5/2017, mã độc Wannacry bắt đầu hành trình của nó ở Châu Âu. Sử dụng một phần mềm mã độc để khai thác những khiếm khuyết của hệ thống bảo mật Window bị rò rỉ bởi Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ NSA, mã độc này đã lan truyền như một con virus gây tổn thất nặng nề trên phạm vi toàn thế giới và đỉnh điểm nhất là vào ngày 15/5. Ngay sau đợt lây lan diện rộng diễn ra vào ngày 15 đó, một nhà nghiên cứu web đã có thể làm chậm đà tiến của cuộc tấn công bằng việc tìm ra một công tắc hủy diệt (kill switch) mã độc này. Dẫu cho sự nhanh nhạy này đã phần nào ngăn cản tiến độ của cuộc tấn công, kẻ phạm pháp đã lấy đi hàng ngàn USD của người dùng máy tính dưới dạng Bitcoin.
Bắt đầu từ cuộc tấn công này làm dấy lên sự quan tâm của truyền thông tới đồng tiền ảo Bitcoin, và cũng được nhiều người cho là khởi nguồn cho sự tăng giá phi mã của đồng tiền ảo này. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra rất nhiều câu hỏi liệu rằng Bitcoin có thực sự quá dễ dàng cho giới tội phạm sử dụng nó để đạt được lợi nhuận bất chính. Một ví dụ tiêu biểu cho vấn đề này là một lá thư với ngôn từ rất mạnh mẽ được đăng trên Thời báo Tài chính Financial Times. Tác giả của bức thư cho rằng nhà nước luôn xử lý mạnh tay trong việc hạn chế những hoạt động phi pháp bằng tiền nhà nước hỗ trợ, ví như việc EU khai tử đồng 500 Euro, thế nhưng, lại chẳng có động thái nào đối với hiện tượng Bitcoin. Bà ấy cũng khẳng định rằng Bitcoin và các đồng tiền ảo khác chỉ có “tác dụng” làm gia tăng sự phạm pháp và chẳng có một ứng dụng hữu ích nào cả.
Dĩ nhiên, điều đó nghe quả là vô nghĩa. Bitcoin không nên bị coi là phạm pháp chỉ bởi nó được sử dụng bởi giới tội phạm, nó cũng tương tự như việc một chiếc xe hay một tờ USD được sử dụng bởi một tên tội phạm thì nhà nước sẽ mặc định coi “những thứ đó” là phạm pháp? Tuy nhiên, có một đặc tính đặc biệt khiến Bitcoin có sức quyến rũ với giới tội phạm đến như vậy – đó là tính chất ẩn danh của nó. Trong thực tế, những năm gần đây, có một sự gia tăng đáng kể số lượng các cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền được thống kê bằng biểu đồ dưới đây.
Nhiều người cho rằng, Bitcoin đã tiếp tay cho những cuộc tấn công bằng mã độc đó, dù cho mức độ “đóng góp” của Bitcoin cho việc này vẫn còn đang được tranh cãi. Internet đi kèm với bảo mật máy tính yếu, trong khi đó trình độ của các hacker lại trở nên ngày càng tinh vi hơn, bởi vậy, chẳng có gì lấy làm lạ khi những đợt tấn công này ngày càng có xu hướng gia tăng. Bên cạnh đó, Bitcoin hoàn toàn không thể bị lần ra dấu. Mặc dù không có tên người dùng đính kèm với ví Bitcoin của họ nhưng ví đó và giao dịch giữa các ví vẫn có thể nhìn thấy bởi tất cả mọi người. Điều này giúp cho những nhà thi hành luật có khả năng lần ra được giao dịch vầ có thể dễ dàng để truy tìm chủ nhân của những đồng Bitcoin đó và thực tế vào năm 2013, người ta đã áp dụng để bắt giữ một trong những thị trường thuốc phiện lớn nhất sử dụng Bitcoin. Một điều thú vị cần chú ý ở đây là việc kẻ tấn công Wannacry không rút Bitcoin khỏi ví. Có thể nguyên nhân là do chúng không tìm được cách nào để rửa tiền. Nếu những đồng tiền ảo này được chuyển thành một loại tiền tệ khác, chúng sẽ rất dễ bị phát hiện và lần ra tung tích.
Cuộc tấn công của mã độc Wannacry cho thấy phạm vi ảnh hưởng rộng lớn – một trong những mặt tiêu cực của Bitcoin, “khả năng” của nó khi được bọn tội phạm lợi dụng để ẩn danh trong các hoạt động phi pháp. Song, Bitcoin vẫn cho phép tất cả mọi người trông thấy sự chuyển dịch của các đồng tiền, do vậy, tiền điện tử không hoàn toàn nương tay với những tên tội phạm này. Bitcoin cùng những đồng tiền ảo khác cần được chính phủ các nước để tâm tới để hạn chế việc lợi dụng để thực hiện những hành vi phi pháp, song không làm tổn hại tới người sử dụng hợp pháp.
Người dùng Bitcoin cũng có thể phải gánh chịu những vụ ăn trộm, lừa đảo mà một số người cho rằng điều đó là dễ dàng bởi cấu trúc của Bitcoin và sự thiếu vắng những quy định, luật pháp. Bản chất của Bitcoin khiến cho việc phòng ngừa lừa đảo trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, chắc chắn không có cách nào để lấy lại Bitcoin bị trộm hay bị lừa gạt, không có cách nào để quay trở lại giao dịch đó. Điều này làm người ta nhớ đến một câu chuyện buồn về một ông cụ đã nghỉ hưu ở Maryland – nạn nhân của một vụ lừa đảo có giá trị tới hàng ngàn USD. Kẻ lừa đảo đăng tải một quảng cáo xe hơi giả lên mạng, và bảo người mua gửi tiền bằng việc sử dụng máy ATM Bitcoin. Chẳng có cách nào để hủy giao dịch đó khi người mua phát hiện ra ông ấy bị lừa đảo, mọi thứ đã quá muộn và số Bitcoin đó đã ra đi mãi mãi. Thế nhưng, Chúa phù hộ cho ông ấy khi Bitexpress, chủ sở hữu của cây ATM đó hoàn trả lại tiền cho ông và dùng phần mềm để đóng băng giao dịch người dùng lần đầu tiên cho những trường hợp tương tự tiếp theo.
Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, Bitcoin khiến cho những kẻ lừa đảo dễ dàng lấy tiền và bỏ trốn. “Một khi tiền đã được chuyển, khó có thể làm được gì khác”, một nhóm nhà khoa học máy tính cho hay. Họ cho rằng một sự điều chỉnh nhỏ của Bitcoin dù rằng đi ngược lại với ý tưởng “phân tán” của nó có thể giúp người dùng phòng tránh lừa đảo. Mặt khác, may mắn thay, cũng tồn tại vấn đề khi không có một sự đảm bảo nào cho hoạt động lừa đảo. Nếu kẻ lừa đảo thanh toán một thứ gì đó bằng thẻ tín dụng, giao dịch của hắn có thể bị hủy và thường thì ngân hàng sẽ hỗ trợ và bảo đảm cho bạn. Với Bitcoin, không có cách nào để hủy giao dịch và không có cơ quan nhà nước nào đảm bảo chống lại việc lừa đảo. Tựu chung, người sử dụng tiền ảo phải học cách tự bảo vệ bản thân.
Sử dụng Bitcoin một cách an toàn giống như việc sử dụng bất cứ một hệ thống thanh toán nào đó một cách an toàn. Đừng để lộ private key (khóa cá nhân) của ví trữ cho bất kỳ ai, cũng tương tự như việc bạn không đưa thẻ tín dụng cho một ai đó. Bởi phần lớn những giao dịch Bitcoin được thực hiện trên mạng, một số biện pháp an toàn cơ bản sau cần được áp dụng. Tuyệt đối không nhấn vào những đường link đáng nghi hoặc email đáng nghi. Chỉ gửi Bitcoin cho những người hoặc công ty mà bạn tin tưởng. Nhiều kẻ lừa đảo hạng xoàng thường sử dụng mã độc và các web trộm thông tin để giả như là một cá nhân nào đó, thực chất là không tồn tại ngoài đời thực. Chúng yêu cầu bạn điền private key vào để ăn trộm nó.
ICO, hình thức kêu gọi vốn đầu tư qua mạng cho các đồng tiền ảo khác ngoài Bitcoin (altcoin) đang xuất hiện tràn lan. Không ít những dự án huy động vốn bằng hình thức này là lừa đảo và kẻ xấu đã cao chạy xa bay, cuỗm đi số tiền khổng lồ của các nhà đầu tư. Việc không có nhiều những quy phạm pháp luật đã tạo cơ hội cho các dự án ICO lừa đảo thành công mỹ mãn mà không vướng phải vấn đề pháp lý nào. Nguyên nhân đơn giản là bởi không có tiền hỗ trợ các hoạt động chống lại hình thức lừa đảo này. Với bất cứ phi vụ đầu tư nào, nhà đầu tư luôn chuẩn bị sẵn tâm lý tất cả số tiền của họ sẽ mất đi, bởi vậy lợi dụng điều đó, những kẻ lừa đảo này còn có thể tuyên bố dự án ICO của chúng thất bại và chạy trốn với số tiền lừa đảo được.
Bancor là một dư án sử dụng đồng Ethereum đang nhận được sự quan ngại của nhiều người. Có một vài nghi vấn lừa đảo được dấy lên bởi một số người sử dụng tiền ảo. Mặc dù mối quan ngại đó không đồng nghĩa với việc coi Bancor là một dự án lừa đảo, nó khiến cho dự án này bị săm soi chi ly. Bên cạnh đó, còn một trang web gây quỹ giả mạo công khai ủng hộ Bancor như đổ thêm dầu vảo lửa cho dự án này, trang web còn chỉ ra sự dễ dàng để lừa tiền của người khác thông qua tiền điện tử.
Vô cùng khó để xác định dự án ICO nào là lừa đảo hay không. Một lần nữa xin nhắc lại, óc suy xét có vai trò rất quan trọng ở trường hợp này, đừng đầu tư vào một thứ mà bạn không tin tưởng. Mặt khác, cũng có nhiều dự án ICO chân chính hữu ích đáng để bỏ tiền đầu tư để đem lại nguồn vốn lớn cho các nhà phát triển (developer) có tiền phát triển dự án của họ, bên cạnh đó cũng đem đến cho nhà đầu tư kha khá lợi nhuận.