Điều gì sẽ quyết định một tấm ảnh hoàng hôn hoàn hảo?
Cho dù bạn chụp ảnh hoàng hôn với máy ảnh DSLR, Snapchat, hay điện thoại,… đi nữa thì các nguyên tắc vẫn như cũ. Những hình ảnh trong bài viết này được thực hiện bằng một chiếc iPhone và cả máy ảnh Canon 5D MKIII.
Ảnh hoàng hôn tất cả hướng về ánh sáng và màu sắc. Bạn có những màu sắc rất đẹp như cam, vàng, hồng, và ở nơi bắt đầu hoàng hôn có cả những màu xanh đậm. Có một cảm giác đóng kín vào cuối ngày, mọi thứ cũng sẽ rất yên tĩnh. Đây là những gì bạn cần để có được một bức ảnh hoàng hôn đẹp.
Có điều là, một bức ảnh hoàng hôn đẹp cũng phải là một hình ảnh tốt. Vì vậy một bức ảnh chụp thẳng lên bầu trời đang rực hồng sẽ thật nhàm chán. Chắc chắn màu sắc đẹp, nhưng người xem sẽ không biết được có gì khác đang xảy ra xung quanh. Bạn cần một tiền cảnh, một cái gì đó trói buộc bầu trời đẹp với thực tế xung quanh. Những thắng cảnh sẽ rất hiệu quả trong trường hợp này. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến cho quá trình chụp ảnh thêm một chút phức tạp, vì vậy sẽ cần phải chắc chắn rằng bạn đang sử dụng các thiết lập đúng.
Những kĩ thuật cần có
Mức độ ánh sáng thay đổi nhanh chóng vào lúc hoàng hôn, vì vậy không có một chuẩn mực nào cho tất cả các thiết lập. Ánh sáng sẽ giảm khi mặt trời lặn, đồng thời cũng giảm đi khi mặt trời bị che khuất bởi những đám mây hoặc bất cứ chướng ngại vật nào. Vì vậy, trong lúc chụp bạn nên sử dụng chế độ ưu tiên khẩu độ để có thể phản ứng với mọi thứ.
Khẩu độ sử dụng phụ thuộc vào đối tượng tiền cảnh của bạn. Đối với một bức chân dung, nên sử dụng một khẩu độ rộng. Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ chụp một ảnh phong cảnh hoặc cảnh quan thành phố, vì vậy một khẩu độ giữa f/8 và f/16 sẽ đem đến hiệu quả tốt nhất.
Bạn cũng nên sử dụng chân máy để chụp ảnh hoàng hôn. Có hai lý do cho việc này: thứ nhất, bạn có thể giữ nguyên khẩu độ và ISO thấp ngay cả khi tốc độ màn trập thấp hơn và thứ hai, bạn có thể chụp ảnh HDR.
Vào lúc hoàng hôn, có thể có rất nhiều điểm trái ngược giữa độ sáng mặt trời và bầu trời, độ sáng của tiền cảnh. Đôi khi bạn có thể lấy được cả hai trong một lần chụp (shot), nhưng thường xuyên bạn sẽ không thể làm được việc này. Khi chụp hoàng hôn, bạn nên chụp với nhiều độ phơi sáng khác nhau, một sáng hơn và một tối hơn so với những gì thông thường hay chụp. Điều này đồng nghĩa bạn sẽ có thông tin chi tiết từ tất cả mọi thứ trong bối cảnh chụp, từ đó kết hợp để tạo thành một ảnh HDR ấn tượng.
Một số lời khuyên khi chụp ảnh hoàng hôn
Trong một bức ảnh hoàng hôn, mặt trời không bao giờ là chủ đề chính. Bạn nên sử dụng ánh sáng mặt trời để thể hiện một đối tượng khác.
Sự tập trung khi chụp lúc hoàng hôn sẽ luôn sáng tạo nên những bức ảnh mặt trời lặn thú vị. Để nắm bắt được màu sắc tuyệt vời, tất cả những gì bạn cần làm là đảm bảo không thừa sáng bầu trời. Nó sẽ khiến cho phần còn lại của hình ảnh trông tuyệt vời nhưng đó cũng chính là thử thách không nhỏ.
Hãy bắt đầu bằng việc tìm kiếm một cái gì đó thú vị để chụp ảnh như phong cảnh, mô hình, thú nuôi,… tốt hơn hẳn so với một bức ảnh bầu trời nhàm chán.
Khi bạn chụp ảnh, nên dành nhiều không gian cho bầu trời. Bầu trời không nên chiếm toàn bộ ảnh, nhưng khoảng hai phần ba bức ảnh sẽ là một tỉ lệ phù hợp.
Hãy thử dùng nhiều độ phơi sáng khi chụp cùng một cảnh vật. Một bức ảnh hoàng hôn thiếu sáng thường sẽ trông tốt hơn so với một bức ảnh chỉnh đúng sáng bởi vì màu sắc sẽ trông sâu hơn và phong phú hơn. Bạn có thể chỉnh sửa mọi thứ trong Photoshop sau này, nhưng tốt nhất hãy để ảnh hoàn thiện ngay từ trong máy ảnh.
Vẫn tiếp tục chụp ngay cả sau khi hoàng hôn kết thúc. Cho đến khoảng một giờ sau khi mặt trời lặn, vẫn sẽ có đủ ánh sáng cho bạn chụp ảnh. Những sắc cam sẽ mờ dần và chuyển sang màu xanh, và đó cũng là những khoảnh khắc tuyệt vời.
Sử dụng các ứng dụng như SunCalc để tìm ra nơi mặt trời lặn, có thể giúp bạn tìm địa điểm phù hợp để chụp một cảnh nhất định.
Đến đúng vị trí khoảng một giờ trước khi mặt trời thực sự lặn. Giờ trước khi mặt trời lặn xuống được gọi là "giờ vàng" vì màu sắc của ánh sáng. Nó không chỉ cung cấp cho bạn thời gian để thiết lập chụp ảnh hoàng hôn thực sự, nhưng bạn cũng sẽ có được những bức ảnh tuyệt vời với một ít ánh sáng hơn.
Cuối cùng, hãy xem xét việc di chuyển xung quanh. Ánh sáng hoàng hôn ở khắp nơi trên bầu trời và ảnh bạn chụp không nhất thiết phải có mặt trời trong đó.
Theo Báo Diễn Đàn Đầu Tư