Không quân Nga "thổi bay" đoàn xe IS bằng bom thông minh (video)

VietTimes -- Ngày 04.10.2015, không quân Nga lần đầu tiên sử dụng bom casset tấn công các cụm xe cơ giới gắn súng máy hạng nặng, xe tăng thiết giáp của IS. Vụ tấn công đầu tiên đã phá hủy 30 phương tiện chiến đấu, bao gồm cả các xe tăng T-55, bị IS cướp được từ quân đội Syria.
Máy bay chiến đấu Nga và bom casset PBK-500U SPBE - ảnh Lenta
Máy bay chiến đấu Nga và bom casset PBK-500U SPBE - ảnh Lenta

Trong diễn đàn kỹ thuật quân sự quốc tê “Quân đội – 2017” công ty Techmash giới thiệu một khái niệm vũ khí hoàn toàn mới, đó là bom – đạn thông minh. Đặc điểm của loại vũ khí này là các loại bom đạn thứ cấp tự xác định mục tiêu mà không có sự can thiệp của con người và tấn công.

Những tính năng kỹ chiến thuật mới của vũ khí casset (chùm) của Techmash được giới thiệu trong khuôn khổ diễn đàn "Quân đội-2017" được các chuyên gia trong nước và quốc tế đánh giá cao. Khách tham quan đặc biệt chú ý loại bom chùm hoàn toàn mới, bom casset PBK-500U SPBE-K.

Không quân Nga "thổi bay" đoàn xe IS bằng bom thông minh (video) ảnh 1
Không quân Nga "thổi bay" đoàn xe IS bằng bom thông minh (video) ảnh 2Bom casset PBK-500U SPBE của không quân Nga - ảnh Defence.ru

Theo ông Vladimir Tikhonov, phó Tổng giám đốc thứ nhất công ty Techmash: "Bom casset thế hệ mới là loại vũ khí công nghệ cao, chứa các đầu đạn thứ cấp, những đầu đạn này được chế tạo trên nguyên tắc vũ khí có độ chính xác cao. Đạn thứ cấp tấn công mục tiêu có lắp một đầu tự dẫn, được lập trình cho các loại mục tiêu cụ thể - xe bọc thép, các tổ hợp pháo binh và tên lửa - loại trừ hoàn toàn mục tiêu là các cơ sở dân sự".

Vladimir Tikhonov cho biết, một quả bom casset có thể ngăn chặn và vô hiệu hóa một khẩu đội pháo hoặc một đoàn xe tăng của đối phương. Hơn thế nữa, máy bay không cần thiết phải bay vào vùng hỏa lực phòng không của đối phương do các loại bom casset được thiết kế theo các nguyên tắc khí động học, phụ thuộc vào trần bay ném bom, có thể bay lượn trên khoảng cách hàng chục km.  

Vladimir Tikhonov giải thích rằng, các đầu đạn thứ cấp do công ty chế tạo sẽ có khả năng tấn công mục tiêu với độ chính xác cao, tính chính xác đạt được nhờ sự kết hợp độc đáo giữa radar sóng milimet mới và dải tần số hồng ngoại trong hệ thống tìm kiếm và nhận dạng mục tiêu của đầu đạn thứ cấp.

Phó tổng giám đốc công ty Techmash khẳng định, dựa trên những phương pháp thiết kế và công nghệ ứng dụng, công ty chế tạo các bom casset với độ tin cậy gần 100%. Công nghệ được phát triển trong nước và các chi tiết điện tử, sử dụng cho vũ khí cũng hoàn toàn được chế tạo trong nước. Các mục tiêu tấn công sẽ được cung cấp trước khi tấn công nhanh chóng và thuận tiện. Hơn thế nữa, trong quá trình phát triển đầu đạn thứ cấp, các nhà thiết kế đã đưa vào tính năng tự hủy bom đạn sau một thời gian theo yêu cầu, không dẫn đến tình trạng mìn hóa chiến trường.

Theo ông Tikhonov, tất cả các đầu đạn casset đều có ít nhất 2 cơ chế tự hủy sau một thời gian nhất định. Những cơ chế này loại trừ hoàn toàn khả năng bom, đạn không tự hủy sau một thời gian nhất định nào đó, tránh mìn hóa chiến trường sau chiến tranh. Nếu đầu đạn thứ cấp không tấn công được mục tiêu, bộ phận tự hủy đạn sẽ kích nổ quả đạn, không còn gây nguy hiểm cho dân sự trong và sau cuộc chiến tranh. 

Ngày 04.10.2015, không quân Nga lần đầu tiên sử dụng bom casset tấn công các cụm xe cơ giới gắn súng máy hạng nặng, xe tăng thiết giáp của IS. Vụ tấn công đầu tiên đã phá hủy 30 phương tiện chiến đấu, bao gồm cả các xe tăng T-55, bị IS cướp được từ quân đội Syria.

Bom chùm RBC-500 SPBE được thiết kế để tấn công các xe cơ giới, bao gồm cả xe tăng chiến đấu. Một bom mẹ có14 bom thứ cấp tự tìm mục tiêu, được thả xuống bằng dù. Bộ phận phát hiện mục tiêu hồng ngoại. Đầu đạn sử dụng nguyên lý hạt nhân xuyên phá, đánh vào phần phía trên của mục tiêu như tháp pháo xe tăng hoặc bộ phận động lực xe cơ giới. 

Một cuộc tấn công vào đoàn xe của lực lượng khủng bố ở Syria bằng bom casset
TTB