Không gian ảo Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam quá chân thực, khách tham quan thích thú trải nghiệm

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nam miền Nam

Truy cập vào không gian ảo Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, chị Hoài Hương thích thú khi hình ảnh, video về hiện vật rất sắc nét, sống động giúp chị có cảm giác mình đang đi tham quan bảo tàng thật.

Video trải nghiệm mô hình ảo hoá không gian Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Chị Hoài Hương (34 tuổi ở đường Võ Nguyên Giáp, phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) dừng 15 giây trước hình ảnh khẩu pháo trong khu chống Pháp tại mô hình ảo hoá không gian Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Trong lòng chị trào lên niềm xúc động và tự hào khi được sống trên mảnh đất hòa bình được đánh đổi bằng bao nhiêu xương máu của các liệt sĩ hy sinh anh dũng trong kháng chiến chống Pháp, góp phần tạo nên chiến công huyền thoại đi vào lịch sử.

"Tôi xúc động và quá đỗi tự hào về mảnh đất lịch sử linh thiêng của ông cha. Vì thế, tôi xem đi xem lại nhiều lần và vẫn muốn xem thêm", chị Hương bày tỏ.

Từ những ngày cuối tháng 10/2024, nghe tin Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam được xây mới tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, chị rất nóng lòng muốn về tham quan để thêm hãnh diện về truyền thống gia đình, để tìm hiểu và tự hào về lịch sử vẻ vang của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tuy vậy, là một viên chức nhà nước, chị chưa thể sắp xếp thời gian cùng gia đình xuống Hà Nội ngay được.

bao tnag 1.png
Chị Hương truy cập mô hình ảo hoá không gian Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trên laptop.

Mô hình ảo hoá không gian Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại địa chỉ https://vr360.yoolife.vn/bao-tang-lich-su-quan-su-viet-nam-zmuseumc118u26724 và ứng dụng YouLife trên AppStore và Google Play.

Chị Hương cho biết đã theo dõi thông tin về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trên các kênh mạng xã hội và tò mò truy cập thử vào trang ảo hóa Bảo tàng. Chị bày tỏ sự thích thú khi hình ảnh, video rất sắc nét, sống động giúp chị có cảm giác mình đang đi tham quan thật, tận thấy các hiện vật.

Vì không có thời gian đi hết một vòng không gian ảo của Bảo tàng, chị đã tham quan hiện vật và đọc thông tin theo khu vực trưng bày, từ khu vực kháng chiến chống Pháp, khu vực kháng chiến chống Mỹ hoặc xa hơn nữa là khu vực thời phong kiến…

“Tôi thấy tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam qua không gian ảo có lẽ phù hợp với tôi hơn là đến trực tiếp”, chị Hương cười và nói. Không “cưỡi ngựa xem hoa” giống như những lần đi tham quan bảo tàng trước đây, chị Hương xem từng hiện vật, đọc từng dòng thông tin chú thích. Vì thế, chị truy cập website và ứng dụng 4 lần mới theo dõi hết được hết khu vực trưng bày.

Mô hình ảo hoá và ứng dụng ảo hóa Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mà chị Hương nhắc tới là sản phẩm công nghệ của YooLife. Tính năng ảo hoá không gian VR360 này được giới thiệu cùng thời gian Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa, từ ngày 1/11 vừa qua.

Mỗi hiện vật tái hiện cảm giác chân thực như xem trực tiếp tại Bảo tàng

Chị Đỗ Chi (23 tuổi, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội) chia sẻ rằng chị rất yêu văn hóa và lịch sử dân tộc. Ngay khi bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vừa chính thức mở cửa, chị đã xếp hàng từ sớm để tham quan và tiếp tục sử dụng ứng dụng YooLife để xem lại không gian bảo tàng vì “xem trực tiếp chưa đã”.

smartphone bảo tàng.png
Người tham quan truy cập không gian ảo Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam qua ứng dụng trên smartphone.

Chi và nhiều bạn trẻ khác đều đã nghe đến công nghệ VR360 rất phổ biến ở nước ngoài, nhưng tại Việt Nam chưa được áp dụng rộng rãi mà nguyên nhân chủ yếu đến từ kỹ thuật khó, thiết bị phức tạp, đôi khi đòi hỏi máy quay chuyên dụng, dẫn đến hạn chế người thao tác.

“Tôi có nhiều bạn bè ở xa, thậm chí ở nước ngoài, rất mong muốn được đến thăm Bảo tàng Lịch sử Việt Nam nhưng chưa có dịp về Hà Nội vào thời điểm này. Thế nên, không gian ảo của Bảo tàng giúp bạn bè của tôi dễ dàng xem được toàn bộ không gian chi tiết, và chân thực hơn rất nhiều so với việc chúng tôi chủ động chụp hình ảnh hay quay video”, Chi chia sẻ thêm.

Thông qua việc tương tác trực tiếp với hình ảnh 360° bằng cách chọn vị trí, góc nhìn, phóng to, thu nhỏ hay xem thêm các thông tin liên quan, người xem sẽ có cảm giác như đang hiện diện tại chính không gian thực của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Chị Chi cho biết, khi truy cập vào website hoặc ứng dụng, chị và nhóm bạn hình dung ngay được quy mô rộng lớn và sự hoành tráng của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Ngay từ cổng chính, tháp Chiến thắng cao 45m với ngôi sao vàng sáng chói trên đỉnh, hiện lên như một biểu tượng kiêu hãnh của dân tộc. Hai bên tháp là các khu trưng bày ngoài trời, với những vũ khí, trang bị của quân và dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Tiến vào không gian bên trong, người tham quan tiếp tục hành trình qua từng giai đoạn lịch sử của đất nước. Bắt đầu từ thời phong kiến với Đại Nam thống nhất toàn đồ, hình ảnh chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút và các cuộc kháng chiến chống quân Minh, Khởi nghĩa Tây Sơn hay trận chiến trên sông Như Nguyệt.

Sang khu trưng bày của giai đoạn kháng chiến chống Pháp, người tham quan thấy những khẩu pháo, xe kéo pháo, xe đạp thồ làm nên huyền thoại Điện Biên Phủ cùng những hiện vật gợi lên chiến cuộc Đông Xuân và phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục.

Tại không gian kháng chiến chống Mỹ, nổi bật là những hình ảnh của xe tăng, vũ khí, nhu yếu phẩm mà quân và dân ta đã sử dụng trong những trận đánh ác liệt.

“Mỗi hiện vật được tái hiện chi tiết qua công nghệ 3D. Tôi có thể tương tác, phóng to thu nhỏ, chọn góc nhìn và khám phá thêm những thông tin liên quan. Mặc dù qua không gian ảo, nhưng mỗi hiện vật tái hiện được cảm giác chân thực cho bạn cảm giác như đang có mặt giữa không gian sống động của Bảo tàng”, Chi bày tỏ.

VR T45B 11.png
vr360 xe tang T45B 1.jpg
vr360 xe tang T45B 2.png
Thông tin về xe tăng T54B số hiệu 843, một trong 4 bảo vật quốc gia được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Đại diện YooLife cho biết đã số hóa được khoảng 50 vị trí trong bảo tàng, cùng hơn 700 hiện vật với hơn 100 điểm chạm di chuyển. Trong đó, các vị trí và hiện vật được liệt kê dưới dạng danh sách để người dùng truy cập nhanh khu vực tham quan.

Với sức hút mạnh mẽ, chỉ trong 2 ngày gần đây, số lượng người truy cập trực tuyến mô hình ảo hoá không gian Bảo tàng Lịch sử Quân sự chạm ngưỡng khoảng 180.000 lượt truy cập. Lượt tải nền tảng YooLife trên các kho ứng dụng cũng đồng thời tăng vọt. Đặc biệt trên App Store, ứng nắm top 9 MXH có lượt tải nhiều nhất.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón khách tham quan từ 1/11/2024 tại địa chỉ mới ở Km 6+500 Đại Lộ Thăng Long, thuộc phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. Diện tích 386.600m2, tổng mức đầu tư khoảng 2.500 tỷ đồng, bảo tàng hiện đang lưu giữ hơn 150.000 hiện vật, trong đó có 4 bảo vật quốc gia cùng nhiều hiện vật quý giá khác.

Ứng dụng công nghệ số, bảo tàng có nhiều phương pháp trưng bày hiện đại, như công nghệ sa bàn 3D mapping, màn hình tra cứu thông tin, tài liệu media, thuyết minh tự động audio guide, mã QR để tra cứu thông tin hiện vật và hình ảnh. Hơn 60 video clip giới thiệu về các chiến dịch, trận đánh và nhân vật lịch sử cũng được tích hợp, tạo nên một không gian sống động và đầy cảm xúc.